"Nút kích hoạt" đòn trả đũa từ Trung Quốc đã được nhấn!
Trung Quốc có rất nhiều cách để họ có thể trả đũa việc Mỹ hạn chế hoạt động của Huawei và các công ty của Mỹ có thể cảm nhận được sự nguy hiểm của nó.
Lệnh cấm mới của Mỹ nhằm vào Huawei sẽ "kích hoạt" các hành động trả đũa từ Trung Quốc
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump được ban bố vừa qua, trong đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông bị Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia.
Với sắc lệnh này, các thiết bị của Huawei sẽ không được sử dụng trong các mạng viễn thông của Mỹ vì lý do an ninh.Bộ Thương mại Mỹ cũng đưa ra lệnh cấm Huawei mua công nghệ quan trọng của Mỹ mà không có sự chấp thuận từ Washington.
Hai động thái này có khả năng khiến Huawei gặp khó khăn trong việc kinh doanh một số loại sản phẩm vì sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Mỹ. Động thái này cũng thể hiện sự leo thang đáng kể trong chiến dịch toàn cầu của chính phủ Mỹ chống lại tập đoàn công nghệ hàng đầu này của Trung Quốc.
Các chuyên gia nhận định, Trung Quốc có thể đưa ra những biện pháp trả đũa bao gồm từ việc khuyến khích tẩy chay các sản phẩm của Mỹ, ủng hộ các công ty khác và tiến hành hàng loạt các cuộc kiểm tra phiền toá nhằm vào các công ty của Mỹ.
"Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách cấm sản phẩm của Mỹ ở thị trường Trung Quốc", nhà phân tích Tim Bajarin từ công ty nghiên cứu thị trường Creative Strategies nói. Các hãng có thể bị nhắm tới là Apple hay các doanh nghiệp sản xuất chip như Nvidia, Qualcomm hay Intel.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, cuộc đấu ăn miếng trả miếng có thể là thảm họa đối với bất kỳ công ty nào bán nhiều hàng hóa vào Trung Quốc, đặc biệt là hàng công nghệ. Hiện có một số tín hiệu về việc Trung Quốc có thể huy động người tiêu dùng yêu nước và tẩy chay các sản phẩm Mỹ.
Mặc dù điều này đã được Trung Quốc giới hạn khá nhiều cho đến nay để đạt được một thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, hành động châm ngòi vừa qua của Mỹ có thể khuyến khích Trung Quốc phát động cuộc tẩy chay hàng Mỹ quy mô lớn.
Nếu điều này xảy ra, Apple sẽ là mục tiêu khả dĩ nhất vì các sản phẩm của họ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng Trung Quốc có thể không muốn quá nhiều người dân thực hiện điều này. "Có một điều đáng lo ngại là nếu bạn huy động quá nhiều khuynh hướng dân tộc, thì bạn có thể không kiểm soát được điều đó",chuyên gia Bajarin cảnh báo.
Một số các biện pháp khác khả thi hơn cũng có thể được áp dụng nhưTrung Quốc có thể sử dụng các cuộc kiểm tra chống cạnh tranh đối với các hoạt động tại Trung Quốc của các công ty Mỹ giống như đã làm với Microsoft vài năm trước. Họ có thể kiểm tra hoạt động của các nhà máyvào một số thời điểm bất ngờ.
Mặc dù vậy, nỗi đau cho Huawei rõ ràng sẽ lớn hơn so với các nhà cung cấp ở Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc. Các nhà đánh giá của Bern Bernsteinnhận định, Huawei giống như tất cả các công ty công nghệ lớn vẫn phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể sẽ gặp phải sự gián đoạn hoạt động nếu không có nguồn cung liên tục từ Mỹ.
Đối với các nhà cung cấp, tổn thất của Huawei có thể được giảm bớt nhờ lợi nhuận của các đối thủ Huawei, nhưng những thất bại ngắn hạn là khó tránh, các nhà phân tích của Bern Bernstein viết. Các nhà phân tích tin rằng Huawei đã dự trữ chip và điều đó có thể giúp nó trong một thời gian ngắn.
Huawei ra tuyên bố rằng, việc hạn chế Huawei kinh doanh ở Mỹ sẽ không làm cho Mỹ an toàn hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, điều này chỉ khiến Mỹ phải sử dụng các sản phẩm đắt tiền hơn và tụt lại phía sau khi triển khai 5G.
Lệnh cấm của Mỹ cũng nhanh chóng gây rủi ro cho cả chính công ty và mạng lưới khách hàng của Huawei trên toàn thế giới, vì công ty sẽ không thể nâng cấp phần mềm và tiến hành bảo trì định kỳ và thay thế các linh kiện phần cứng. Lệnh cấm này cũng sẽ tấn công hầu như tất cả các sản phẩm của Huawei, bao gồm cả điện thoại thông minh cao cấp, cơ sở hạ tầng di động, trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây và tác động ngay lập tức đối với bất kỳ công ty nào sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của Huawei.
Đáng lo ngại hơn, điều này cũng trở thành một rào cảnmới khicác cuộc đàm phán thương mại đang dần trở nên khó khăn hơn và dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết, hiện chỉ có 15% cơ hội đạt được một thỏa thuận vào thời điểm này khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại cuộc họp G-20 vào cuối tháng 6. 45% cơ hội đàm phán sẽ được gia hạn và 40% cơ hội nghiêng về việc sẽ không có thỏa thuận hay thỏa thuận ngừng bắn.
Trung Quốc sẽ coi đây là một hành động bày tỏ sự thù địch công khai và một sự khiêu khích lớn.Bắc Kinh khó có thể tiếp tục đàm phán thương mạikhi bị Mỹ "kề dao vào cổ".Nếu các cuộc đàm phán tiếp tục, không có khả năng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ đáng kể như các vòng đàm phám trước, đặc biệt là về các vấn đề công nghệ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận