Nước biển dâng cao "đe dọa" ngành may mặc châu Á
Theo trung tâm nghiên cứu Đại học Cornell, tình trạng nước biển dâng cao có thể “nhấn chìm” một số lượng lớn các khu vực sản xuất hàng may mặc ở châu Á vào năm 2030.
Theo nghiên cứu của hai chuyên gia Jason Judd và J. Lowell Jackson thuộc trung tâm nghiên cứu Đại học Cornell, tình trạng nước biển dâng cao có thể “nhấn chìm” một số lượng lớn các khu vực sản xuất hàng may mặc ở châu Á vào năm 2030.
Hai chuyên gia này nhận xét, vấn đề nước biển đang dâng nhanh và nhiệt độ Trái Đất tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc châu Á, nhưng những tác động của khí hậu ít được chú ý trong số các biện pháp nhằm đảm bảo sự bền vững của ngành này.
Một số trung tâm sản xuất hàng may mặc, chiếm tỷ lệ đáng kể sản lượng hiện tại, có thể sẽ không tránh được những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Các nhà cung cấp lớn, với quy mô xuyên quốc gia, có thể đóng cửa các cơ sở sản xuất hàng may mặc ở những khu vực dễ bị tổn thương, và tăng cường sản xuất ở những nơi khác cao và ít rủi ro hơn.
Tuy nhiên, những nhà cung cấp quy mô nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, ví dụ của trường hợp của Bangladesh - nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.
Shahidullah Azim, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh, bày tỏ sự lo lắng về khả năng “các nhà máy có thể chìm dưới nước", nhưng họ không thể di dời các cơ sở sản xuất đến địa điểm cao hơn trong "một sớm một chiều". Các doanh nghiệp nước này hiện cũng đang nỗ lực ứng phó với đại dịch và gặp khó khăn về tài chính.
Nghiên cứu trên phân tích các thành phố như Jakarta của Indonesia, Phnom Penh của Lào, Tiruppur của Ấn Độ, Dhaka của Bangladesh, Quảng Châu của Trung Quốc, và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cùng với các khu vực tập trung nhiều nhà máy sản xuất hàng may mặc khác.
Các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do tình trạng nước biển dâng là Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Châu, Trung Quốc, với ước tính 50-60% nhà máy có thể bị ngập trong nước do lũ lụt ven biển lớn hơn vào năm 2030.
Saleemul Huq, Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Phát triển và Biến đổi Khí hậu tại Đại học IUB của Bangladesh, cho biết nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động khẩn cấp ở cấp độ toàn cầu, để vừa giảm lượng khí thải, vừa cung cấp hỗ trợ cho người lao động để giúp họ thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận