"Nóng bỏng" cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi nhắm vào thị trường Á-Âu
Nhu cầu thấp và giá cả giảm khiến cho Riyadh và Moscow tiếp tục gia tăng sức cạnh tranh giành giật thị trường dầu ở châu Á và châu Âu.
Theo tờ AA economy, ba quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, bao gồm Saudi Arabia, Nga và Mỹ tăng cường đấu tranh giành thị phần lớn hơn tại thị trường dầu mỏ toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu dầu trên thế giới giảm và mức giá dầu thô thấp.
Bởi vì dịch bệnh Covid-19, nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới giảm mạnh trong vài tháng qua. Giá dầu thô trong tháng 4 tiếp tục đạt mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Giá dầu thô Brent giảm mạnh vào tháng Tư dưới 16 đôla mỗi thùng so với mức giá ấn định trước đó là 45 đôla một thùng kể từ sau khi Nga và Saudi Arabia không đạt được thỏa thuận cắt giảm việc sản xuất dầu.
Kể từ sau đó, cả hai nước liên tục rơi vào cuộc chiến giá dầu nhằm giành thị phần lớn hơn bằng cách tăng mức sản lượng. Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến lần này.
Cả Riyadh và Moscow đều tập trung hầu hết vào thị trường tiêu thụ ở châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, hành động này lại khiến cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Mặc dù Mỹ đã vượt qua Saudi Arabia và Nga vào tháng 11/2018 để trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới nhưng tình trạng nguồn cung hiện tại đang đẩy giá dầu thô xuống thấp nhất khiến các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ với chi phí cao khó có thể tồn tại.
Hai công ty dầu mỏ lớn của Mỹ là ExxonMobil và Chevron đã thông báo các kế hoạch vào ngày 1/5 giảm chi phí vốn cho năm nay so với năm ngoái.
Mỹ lên tiếng cảnh báo với Saudi Arabia
Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới giờ đây đang phải đối mặt với cuộc chiến giá dầu.
Sự sụt giảm giá dầu gây thách thức đối với một số ngành công nghiệp ở Mỹ và có nguy cơ phải phá sản, sa thải hàng loạt nhân viên.
Các chuyên gia dự đoán rằng, Mỹ sẽ là nước thua thiệt lớn nhất trong cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga. Giá dầu thô giảm mạnh gây ra nhiều khó khăn cho các công ty sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ và có thể một nửa số công ty này phải tuyên bố phá sản trong thời gian tới.
Vào ngày 11/4, một nhóm 13 nghị sĩ từ các bang sản xuất dầu của Mỹ đã cảnh báo rằng đại sứ quán Saudi ở Washington sẽ nỗ lực chấm dứt giai đoạn cuộc chiến giá dầu giữa Moscow và Riyadh.
Nghị sĩ Mỹ Dan Sullivan thuộc bang Alaska cho biết, động thái của Saudi Arabia đang làm suy yếu quan hệ lâu dài với Mỹ.
Tổng thống Mỹ Doanald Trump đã từng cảnh báo với Saudi rằng nếu OPEC không cắt giảm việc sản xuất dầu thì ông sẽ không thể ngăn cản nghị sĩ Mỹ thông qua luật rút quân khỏi Saudi Arabia.
Mỹ liên tục phát triển mạnh mẽ sản xuất đá phiến trong thời thời gian qua. Việc gia tăng sản xuất dầu thô làm bão hòa thị trường Mỹ đã khiến cho các doanh nghiệp dầu của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí rơi vào bờ vực phá sản.
Giành giật thị phần trong cuộc chiến lớn nhất tại châu Á và châu Âu
Cuộc chiến lớn nhất giành thị phần giữa Saudi Arabia và Nga đang diễn ra tại các thị trường châu Á và châu Âu.
Công ty sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới - Saudi Aramco cho biết, vào tháng Ba, sau cuộc họp OPEC thất bại, giá dầu đã giảm tới 5 đôla một thùng so với giá bán chính thức OSP cho khách hàng ở châu Á.
Các quốc gia sản xuất dầu lớn khác của OPEC bao gồm Iraq, Kuwait và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đều cung cấp giá bán chính thức (OSP) cho khách hàng của họ.
Thêm vào đó, hai đối thủ nặng ký OPEC+ là Saudi Arabia và Nga đã tuyên bố sau cuộc họp ở Vienna rằng họ sẽ tiếp tục tăng cường mức sản xuất dầu.
Saudis cũng hướng đến mục tiêu các khách hàng lớn của Nga ở châu Âu, bao gồm Ba Lan, Pháp, Italy và Hy Lạp. Saudi Arabia cũng áp dụng giảm giá so với giá bán chính thức (OSP) với tùy chọn hoãn thanh toán trong 90 ngày.
Tất cả các chiến thuật cho thấy vương quốc này đang cố gắng đảm bảo một thành trì vững chắc hơn ở thị trường dầu mỏ châu Âu và châu Á nhằm đối phó với Nga trong bối cảnh Moscow có nhiều lợi thế vận chuyển dầu qua đường ống.
Thay vì việc giao hàng qua Saudi bằng tàu chở dầu thô, mạng lưới đường ống dẫn dầu của Nga thường kết nối với các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và Nga vận chuyển dầu. Cung cấp dầu thông qua đường ống thay vì vận chuyển tàu chở dầu sẽ ít tốn kém hơn, an toàn hơn và có thể mang khối lượng lớn hơn.
Mặc dù Moscow liên tục tận hưởng lợi thế trong việc vận chuyển dầu qua các đường ống dẫn dầu nhưng Nga lại chưa có bất kỳ khoản chiết khấu nào so với giá bán OSP chính thức cho các nhà máy lọc dầu ở châu Á và châu Âu.
Đối với Saudi Arabi, động thái tìm kiếm tàu chở dầu thô có sẵn để giao hàng có vẻ còn khó khăn hơn vì giá thuê tàu chở dầu đắt hơn. Không ai chịu nhượng bộ từ bỏ bất kỳ cổ phần thị trường hiện tại và có vẻ như Moscow và Riyadh vẫn tiếp tục cuộc chiến theo lợi ích có sẵn của họ cho đến khi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng trở lại.
"Một khi biện pháp kiểm soát dịch trên toàn thế giới nơi lỏng, nhu cầu sử dụng quay trở lại thì giá dầu thô mới có thể tăng trở lại", giới quan sát đưa ra nhận xét.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận