Nỗi lo lạm phát quay lại, giới đầu tư ồ ạt bán tháo
Phố Wall lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (10/9), đánh dấu phiên thứ năm liên tiếp giảm điểm và ghi nhận một tuần tồi tệ, cũng là tuần thứ hai liên tiếp đi lùi.
Thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ báo có, chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Mỹ ghi nhận tăng 0,7% trong tháng 8, sau hai tháng liên tiếp tăng 1,0%, khiến chỉ số này hiện đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức hàng năm lớn nhất trong gần 11 năm, kể từ tháng 11/2010, cho thấy lạm phát cao có khả năng sẽ kéo dài hơn nữa do đại dịch Covid-19 vẫn không ngừng tiếp tục gây áp lực lên chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, PPI lõi tháng 8 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước mức tăng lớn nhất kể từ 8/2014.
Tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đang khiến các doanh nghiệp khó có thể tái bổ sung sau khi lượng hàng tồn kho cạn kiệt trong nửa đầu năm. Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Sáu cho biết, tồn kho bán buôn của nước này chỉ tăng 0,6% trong tháng 7 sau khi tăng 1,2% trong tháng Sáu. Trong khi đó, doanh số bán hàng tăng 2%. Với tốc độ bán hàng và tích luỹ tồn kho này, hàng hoá tại Mỹ sẽ chỉ mất 1,2 tháng để bán hết, nhanh nhất trong vòng 7 năm.
Lạm phát cao và những hạn chế về nguồn cung cũng làm giảm doanh số bán xe có động cơ trong tháng 8 dẫn đến các nhà kinh tế hạ ước tính tăng trưởng GDP quý III của nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống mức 3,5% từ mức 8,25%. Quý II, GDP của Mỹ tăng 6,6%.
Tâm lý thị trường càng tồi tệ thêm bởi những bình luận của Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester rằng, bà vẫn muốn ngân hàng trung ương bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản trong năm nay bất chấp báo cáo việc làm tháng 8 yếu kém.
Fed sẽ bắt đầu cuộc họp chính sách 2 ngày vào ngày 21/9 và phố Wall sẽ tập trung theo dõi cập nhật về chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương.
Mặt khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra lập trường cứng rắn về việc yêu cầu người dân Mỹ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 vào ngày 9/9.
Đáng chú ý, Apple là cổ phiếu giảm mạnh nhất gây áp lên lên Dow Jones, sụt 3,3% sau phán quyết loại bỏ một phần các quy tắc của App Store, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất ứng dụng trong một phiên toà hôm thứ Sáu.
Bộ 3 chỉ số chính trên phố Wall đều giảm điểm trong phiên đêm qua. Trong phiên giao dịch ngoài giờ, Dow Futures, S&P Futures và Nasdaq Futures cũng lao dốc mạnh.
Trong tuần, S&P 500 mất 1,7%, Dow Jones giảm 2,15% và Nasdaq Composite giảm 1,61%.
Chứng khoán châu Âu hầu hết đóng cửa giảm điểm vào thứ Sáu, đánh dấu một tuần lao dốc do các nhà đầu tư cân nhắc rủi ro từ các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giảm tốc độ chương trình mua trái phiếu khẩn cấp.
Kết thúc tuần, FTSE 100 giảm 1,53%, DAX giảm 21,09%, CAC 40 giảm 0,39%.
Trái ngược với phố Wall, chứng khoán châu Á kết thúc tuần giao dịch tích cực với một phiên giao dịch hứng khởi vào thứ Sáu.
Chứng khoán Nhật Bản nối dài chuỗi tăng khi hy vọng về chính phủ mới dâng cao cũng như kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp được cải thiện trong quý III.
Chứng khoán Trung Quốc tăng và ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 7 tháng, sau cuộc trò chuyện “thẳng thắn” giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh theo chân thị trường Đại lục. Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ khi các ông lớn công nghệ phục hồi.
Trong tuần, Nikkei 225 tăng 4,30%, Shanghai Composite tăng 3,39%, Hang Seng tăng 1,17%, KOSPI giảm 2,35%.
Giá vàng quay đầu giảm vào ngày thứ Sáu trong bối cảnh thị trường đứng ngoài chờ đợi do không chắc chắn về thời điểm thắt chặt chính sách của Fed bất chấp cả đồng USD và lợi suất trái phiếu đều giảm sau báo cáo cho thấy lạm phát cao.
Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 2,23%, giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm 2,27%.
Trong khảo sát về giá vàng tuần tới của Kitco với 15 chuyên gia trên phố Wall, có 9 người dự báo vàng sẽ tăng giá, 2 người cho rằng giá vàng sẽ giảm và 2 người dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Đối với khảo sát trực tuyến với 494 người tham gia, 55% tin rằng giá vàng sẽ tăng, 26% cho rằng giá vàng giảm và 35% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Giá dầu quay lại hồi phục trong phiên ngày thứ Sáu, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu thắt chặt nguồn cung ngày càng tăng ở Mỹ do hậu quả của cơn bão Ida và kỳ vọng về thương mại Mỹ - Trung được đẩy lên sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo hai nước.
Khoảng 3/4 sản lượng khai thác dầu ngoài khơi thuộc Vùng Vịnh của Mỹ, tương đương khoảng 1,4 triệu thùng mỗi ngày, vẫn bị dừng kể từ cuối tháng 8, sau khi bão Ida đổ bộ. Con số này gần bằng với sản lượng mà thành viên OPEC là Nigeria sản xuất.
Trong tuần, dầu Brent tăng 0,4%, dầu WTI tăng 0,6%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận