Nỗi lo của người nông dân được thấu hiểu...giá phân bón hạ nhiệt
Từ Hội Hiệp nghị Phân bón thế giới ( IFA), giá phân bón thế giới dự báo sẽ tiếp tục giảm do vượt quá khả năng chi trả của nông dân
Giá phân bón giảm khi sức cầu đi xuống
Theo thông tin ghi nhận tại Hội nghị IFA, nhu cầu phân bón toàn cầu trong năm nay giảm từ 0.2%- 6.9% so với năm 2021. Nhân tố chính làm sụt giảm mạnh nhu cầu phân bón toàn cầu là ... giá quá cao
Ngoài áp lực từ sức cầu sụt giảm thì đà đi xuống của giá phân bón trong thời gian qua xuất phát từ việc Trung Quốc thay đổi chính sách cho phép xuất khẩu phân bón trở lại khi cao điểm mùa vụ tại nước này đã qua. Bên cạnh đó, Nga đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang thị trường Ấn Độ, thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất nhì thế giới và sang thị trường Nam Mỹ với giá bán thấp hơn 30% mặt bằng giá thế giới.
Trong khi giá bán giảm thì chi phí đầu vào của ngành phân bón (chủ yếu là than, khí) vẫn ở mức cao.
Nỗi lo ứ cung khi tắc xuất khẩu
Khi thị trường trong nước yếu về sức cầu, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam đã tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu. Số liệu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu phân bón trong 5 tháng đầu năm nay chạm mốc 500 triệu USD, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gần bằng giá trị thu về của cả năm 2021. Cụ thể, xuất khẩu phân bón của nước ta trong tháng 5 tiếp tục tăng
28,7% về lượng và tăng 148,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 132.624 tấn, trị giá 87,8 triệu USD. Đà tăng này chủ yếu là do các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội thị trường đẩy mạnh bán ra ở thời điểm nguồn cung phân bón toàn cầu khan hiếm, giá cả tăng phi mã.
Tuy nhiên, ngoài giá bán giảm thì tồn kho đnag là vấn đề đáng ngại của ngành phân bón.
Vào ngày 2/6 vừa qua, Chính phủ Nga ra thông báo rằng nước này sẽ tiếp tục áp hạn ngạch xuất khẩu lên ni-tơ và phân NPK từ 1/7 đến 31/12 năm nay. => Động thái này có thể gây sức ép lên giá phân bón trên thế giới trong ngắn hạn.
Hướng xử lý:
- Trong giai đoạn giá phân bón tăng “hừng hực” mỗi ngày, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất áp thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng này nhằm “hạ nhiệt giá bán trong nước”. Tuy nhiên việc áp thuế xuất khẩu không giúp đạt mục tiêu tạo mặt bằng giá thấp hơn cho phân bón ở thị trường trong nước.
=> Nhà nước có thể xem xét hạn chế xuất khẩu đối với những loại phân bón trong nước còn
thiếu hoặc chưa sản xuất được như DAP, SA, Kali, còn việc áp thuế với urea sẽ không giúp đạt được mục tiêu mong muốn.
- Mặt khác, mặt bằng giá bán quá thấp thì các nhà phân phối cũng đẩy giá lên, chứ mức giá ưu đãi khó có thể đến tay người nông dân.
=> Chính sách hỗ trợ cho nông dân khó có thể thực hiện qua việc áp thuế xuất khẩu với sản phẩm phân bón vốn đang dư cung ở thị trường trong nước.
Trần Thủy TVI
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận