menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Vương.

Nợ xấu trái phiếu 8,15% ảnh hưởng thế nào tới chất lượng tài sản ngân hàng?

Theo thống kê từ FiinGroup, tỷ lệ nợ xấu trái phiếu hiện nay chiếm 8,15% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp lưu hành toàn thị trường. Kỳ vọng các chính sách hỗ trợ liên quan đến pháp lý bất động sản, tín dụng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ được triển khai một cách có hiệu quả nhằm giảm những tác động đến hoạt động kinh tế...

Tổng giá trị trái phiếu chậm trả đạt 94,4 nghìn tỷ đồng trong đó ngành bất động sản dẫn đầu khi chiếm 83,6% giá trị với 43 tổ chức phát hành chậm trả. Ngành bất động sản cũng có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao: 20,17% tính theo giá trị trái phiếu chậm trả trên tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp lưu hành 396 nghìn tỷ đồng của ngành.

Ngành năng lượng mặc dù có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu ở mức cao nhất, lên tới 63,1% nhưng ở quy mô rất nhỏ và có tính tập trung vào một số ít doanh nghiệp, chiếm 0.3% tổng giá trị trái phiếu lưu hành.

Đánh giá tác động của nợ xấu trái phiếu lên ngân hàng, theo FiinGroup có ba ảnh hưởng chính.

Thứ nhất, tác động đến chất lượng danh mục đầu tư trái phiếu của ngân hàng. 28 ngân hàng niêm yết hiện đang sở hữu khoảng 225,07 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng, chiếm 1,87% tổng tài sản sinh lời và 2,68% tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm 2022. Như vậy, mặc dù xét trên tỷ lệ này thì quy mô và mức độ sẽ không quá lớn đến cả hệ thống trong bối cảnh bộ đệm vốn của nhiều ngân hàng ở mức rất cao.

Thứ hai, mặc dù số dư sở hữu trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng trên bình diện chung là không lớn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến từng ngân hàng có thể đáng kể tùy theo quy mô và chất lượng của danh mục trái phiếu cũng như áp lực mua lại trước hạn từ nhà đầu tư khi các doanh nghiệp là tổ chức phát hành không có khả năng đáp ứng.

Thứ ba, tác động chéo sang chất lượng tín dụng cho vay. Với tín dụng kinh doanh bất động sản, bên cạnh trái phiếu thì số dư vay tín dụng ngân hàng của 43 doanh nghiệp bất động sản chậm trả chiếm khoảng 5,32% tổng dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản (807 nghìn tỷ VND vào cuối năm 2022).

Do đó, đây là yếu tố rủi ro hiện hữu cho chất lượng tín dụng bất động sản cho chủ đầu tư. Mức độ rủi ro có thể tăng lên tùy theo 3 yếu tố chính: (i) tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản; (ii) khả năng huy động vốn mới; và (iii) quan trọng nhất là khả năng thực hiện tái cơ cấu nợ không chỉ với trái chủ mà với cả tổ chức tín dụng dựa trên Nghị định 08 và các chính sách liên quan.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại