menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Nợ, thâm hụt ngân sách và đồng dollar

Một cách tiếp cận khác là lý thuyết nhà nước tiền tệ (state theory of money), với quan điểm rằng tiền giấy không được bảo lãnh vẫn có giá trị vì nhà nước có thể yêu cầu trả thuế bằng tiền đó.

Nhà nước có thể ép buộc người dân đến chết để thu thuế. Do đó, người dân làm việc vì tiền và đánh giá cao đồng tiền vì nó có thể đáp ứng được yêu cầu từ nhà nước. Mối quan hệ giữa tiền và nhà nước này có nghĩa là tiền giấy có giá trị ngoại lai vượt quá giá trị nội tại do quyền lực nhà nước.

Loại tiền này được gọi là chartal và chartalism (tạm dịch: chủ nghĩa duy chính) là một tên khác của lý thuyết nhà nước tiền tệ. Trong những năm 1920, John Maynard Keynes đã sử dụng chartalism trong những lần ông kêu gọi bãi bỏ bản vị vàng. Những thành viên mới hơn của lý thuyết tiền tệ này từng giữ những vai trò đắc lực trong hệ thống quyền lực nhà nước là Paul McCulley, cựu Giám đốc Điều hành của Quỹ trái phiếu khổng lồ PIMCO và Stephanie Kelton, nhà kinh tế học tại Đại học Missouri, người luôn trung thành với lý thuyết tiền tệ hiện đại.

Một lý thuyết mới gia nhập cuộc chiến lý thuyết tiền tệ là lý thuyết lượng tín dụng (quantity theory of credit). Lý thuyết này được phát triển bởi Richard Duncan, là một biến thể của lý thuyết lượng tiền. Duncan đề xuất rằng việc tạo lập tín dụng đã trở nên phổ biến và tràn lan đến mức ý niệm về tiền bây giờ đã được gộp chung vào ý niệm về tín dụng, và việc tạo lập tín dụng là trọng tâm của hoạt động nghiên cứu và chính sách tiền tệ. Duncan đưa nhiều phân tích thống kê và pháp lý ấn tượng về dữ liệu của Chính phủ vào công trình nghiên cứu sự mở rộng tín dụng. Có thể gọi công trình này của ông là chủ nghĩa tín dụng (creditism), mặc dù thực ra nó là một phiên bản của thế kỷ XXI của Trường phái Ngân hàng Anh quốc (British Banking School) – quan điểm về tiền tệ trong thế kỷ XIX.

Chủ nghĩa tiền tệ, chủ nghĩa duy chính và chủ nghĩa tín dụng đều có chung một ý tưởng: niềm tin vào đồng tiền pháp định (fiat). Từ fiat có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là “để cho nó được thực hiện”. Khi áp dụng cho tiền tệ, fiat đề cập đến trường hợp trong đó nhà nước ra lệnh rằng một dạng tiền tệ cụ thể sẽ đóng vai trò như tiền tệ và được xem như đồng tiền hợp pháp. Cả ba lý thuyết đều đồng ý rằng tiền không bắt buộc phải có giá trị nội tại, miễn sao nó nắm giữ giá trị bên ngoài mà nhà nước đặt cho. Khi phe phản đối đồng tiền pháp định nói tiền “không được đảm bảo bởi bất cứ thứ gì”, những người ủng hộ ba lý thuyết trên sẽ đáp trả, “Thì sao?” Theo họ, tiền có giá trị vì nhà nước ra lệnh rằng nó có giá trị như vậy, và không có gì khác là cần thiết để cho tiền giá trị của nó.

Một lý thuyết chỉ hữu dụng khi nó hài hòa với hiện tượng trong thế giới thực, đồng thời giúp các nhà quan sát hiểu và dự đoán các sự kiện trong thế giới đó. Các lý thuyết về tiền dựa vào quyền lực của nhà nước rất mong manh vì việc áp dụng quyền lực nhà nước có thể thay đổi. Theo nghĩa đó, có thể nói những lý thuyết cạnh tranh về tiền kể trên còn tùy thuộc vào tình hình thực tiễn.

Trở lại nơi chúng ta bắt đầu, lý thuyết hợp đồng tiền tập trung vào giá trị nội tại của tiền. Tiền có thể là giấy, nhưng giấy có văn bản trên đó, và văn bản này là một hợp đồng hợp pháp. Một công dân có thể xem hợp đồng này là đáng giá vì những lý do riêng, không phụ thuộc vào các sắc lệnh của nhà nước. Anh ta có thể đánh giá hiệu quả thực hiện hợp đồng cao hơn là tính chất pháp định. Lý thuyết này là hữu ích để hiểu không chỉ đồng USD mà cả việc liệu rằng hợp đồng dollar có đang được tôn trọng hay không, cả bây giờ và trong tương lai.

Mặc dù đồng USD là khoản nợ không lãi suất và không kỳ hạn nhưng nó vẫn liên quan đến nghĩa vụ thực hiện của cả FED và Ngân khố, hai bên có tên trong hợp đồng. Việc thực hiện này được thể hiện rõ trong nền kinh tế. Nếu nền kinh tế hoạt động tốt, đồng USD hữu dụng, và hiệu quả thực hiện hợp đồng là thỏa đáng hoặcó giá trị. Nếu nền kinh tế không hiệu quả, người ta có thể nghĩ rằng hiệu quả thực hiện kém đến mức vi phạm vỡ nợ theo quy định của hợp đồng.

Bản vị vàng là một cách để thi hành hợp đồng tiền. Phe ủng hộ vàng khẳng định rằng tất cả tiền giấy đều không có giá trị nội tại, giá trị vốn dĩ chỉ có thể được cung cấp bằng kim loại quý hữu hình dưới dạng vàng, hoặc có thể là bạc. Quan điểm này hiểu sai vai trò của vàng trong một bản vị vàng, nhưng một số ít người khăng khăng rằng tiền đồng hoặc vàng thỏi phải là phương tiện trao đổi duy nhất – một tình trạng hoàn toàn phi thực tiễn. Tất cả các bản vị vàng đều liên quan đến mối quan hệ giữa vàng vật chất và các hình thức đại diện của vàng trên giấy tờ, cho dù những đại diện này được gọi là giấy nợ, cổ phần hay hóa đơn. Một khi mối quan hệ này được chấp nhận, người ta nhanh chóng trở lại với thế giới của hợp đồng.

Theo quan điểm này, vàng là tài sản thế chấp hoặc trái phiếu được niêm yết để đảm bảo việc thực hiện thỏa đáng hợp đồng tiền. Nếu nhà nước in quá nhiều tiền thì người dân có thể tự do tuyên bố kê khai hợp đồng bị vi phạm và đổi tiền lấy vàng theo tỷ giá trao đổi trên thị trường. Trên thực tế, người đó nhận tài sản thế chấp của mình.

Những người ủng hộ vàng cho rằng nên duy trì và ấn định một tỷ giá trao đổi giữa tiền giấy và vàng. Quan điểm này cũng có ý đúng, nhưng một tỷ giá trao đổi cố định không phải là yếu tố thiết yếu đối với vai trò của vàng trong một hệ thống hợp đồng tiền. Chỉ cần người dân được tự do mau hoặc bán vàng bất cứ lúc nào. Mọi công dân đều sẽ có thể sử dụng một bản vị vàng cá nhân bằng cách mua vàng bằng tiền giấy, còn người nào không mua vàng tức là đang tạm thời thoải mái với hợp đồng tiền giấy.

Do đó, giá tiền của vàng là một thước đo hiệu quả thực hiện hợp đồng của FED và Ngân khố. Nếu hiệu quả thỏa đáng, giá vàng sẽ ổn định, vì người dân yên tâm khi giao dịch bằng tiền. Nếu hoạt động yếu kém, giá vàng sẽ tăng, vì người dân chấm dứt hợp đồng nợ-tiền và đòi lại khoản thế chấp của họ thông qua việc mua vàng trên thị trường mở. Giống như bất kỳ con nợ nào, FED muốn các chủ nợ-người dân không biết gì về quyền đòi bồi thường của họ. FED đang đánh cược rằng người dân sẽ không đồng loạt yêu cầu khoản thế chấp bằng vàng. Việc đặt cược này phụ thuộc vào mức độ hài lòng cao của người dân đối với bản chất của hợp đồng tiền, bản chất của vàng, và quyền được đòi lại tài sản thế chấp khi hợp đồng không được thực hiện thỏa đáng.

Đây là một lý do khiến FED và các chuyên gia kinh tế tiền pháp định sử dụng những cụm từ như “di tích man rợ” và “truyền thống” để mô tả vàng và khẳng định rằng vàng không có vai trò gì trong một hệ thống tiền tệ hiện đại. Quan điểm của FED rất vô lý, nó giống như việc nói rằng đất đai và nhà cửa không có vai trò gì trong một hợp đồng thế chấp vậy. Tiền là một khoản nợ bằng giấy lấy vàng làm tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có thể được đòi lại bằng cách trực tiếp mua hàng.

FED muốn rằng các nhà đầu tư không thiết lập mối liên kết này, nhưng có một nhà đầu tư đã làm, đó là Warren Buffett. Ông không chuyển sang vàng nhưng chuyển sang tài sản hữu hình, và câu chuyện của ông đang được tiết lộ.

Vào tháng 11 năm 2009, không lâu sau khi thị trường bắt đầu bán tống bán tháo vì hệ quả của cuộc Khủng hoảng năm 2008, Buffett đã thông báo mua lại 100% công ty Burlington Northern Santa Fe Railway. Buffett mô tả thương vụ này như một “cuộc đặt cược vào đất nước”.

Có thể. Một tuyến đường sắt là tài sản hữu hình tuyệt đối. Đường sắt bao gồm một số tài sản hữu hình, chẳng hạn như quyền sử dụng tuyến đường, quyền khai thác liền kề, đường ray, công tắc, tín hiệu, sân bãi và xe kéo. Đường sắt kiếm tiền bằng cách vận chuyển các tài sản hữu hình khác như lúa mì, thép, quặng và gia súc. Đường sắt là tài sản hữu hình vận chuyển tài sản hữu hình.

Bằng cách mua lại 100% cổ phiếu, Buffett đã chuyển đổi thành công tuyến đường sắt từ một công ty vốn cổ phần được giao dịch công khai thành một công ty vốn cổ phần tư nhân. Điều này có nghĩa là nếu các thị trường cổ phiếu bị đóng cửa trong một cuộc khủng hoảng tài chính thì cổ phần của Buffett sẽ không bị ảnh hưởng vì ông không tìm kiếm khả năng thanh khoản. Trong khi những người khác có thể bị sốc bởi cổ phần của họ đột ngột mất tính thanh khoản, Buffett chỉ việc án binh bất động.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại