Nợ công hay “cơn ác mộng” của châu Âu?
Mùa Xuân năm 2020, để ứng phó với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, các quy tắc ngân sách của châu Âu đã bị đình chỉ.
Giờ đây, khi những ảnh hưởng của đại dịch đang dần dịu xuống với sự xuất hiện của vaccine ngừa virus, các chuyên gia cho rằng việc quay lại kỷ luật ngân sách sẽ là thách thức lớn đối với Liên minh châu Âu (EU) trong thời kỳ hậu đại dịch.
Quy tắc không thể thực thi
Mặc dù giới chức cho rằng lạm phát tăng mạnh sẽ chỉ là tạm thời nhưng các nước châu Âu vẫn chưa thể giải quyết cuộc khủng hoảng. Bất chấp việc ngừng hoạt động một phần vào năm 2020 và các biện pháp phong tỏa, các nền kinh tế châu Âu vẫn vững vàng nhờ sự can thiệp lớn của các quốc gia, song cái giá của hành động này là sự gia tăng chi tiêu và nợ công.
Tuy nhiên, đây dường như là lựa chọn duy nhất. Đó là lý do tại sao các quy tắc ngân sách của châu Âu đã bị đình chỉ vào mùa Xuân năm 2020, theo điều khoản phủ định chung được quy định trong hiệp ước ổn định. Và điều này đã nhận được sự ủng hộ nhất trí của các quốc gia thành viên, trong đó có Đức, quốc gia đầu tàu.
Tình trạng suy thoái tài chính công cũng là rõ ràng hơn đối với các quốc gia kinh tế phụ thuộc, trong đó tỷ lệ nợ ban đầu đã cao hơn đáng kể. Vì vậy về mặt ngân sách, EU, đặc biệt là Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), đã bị chia đôi.
Việc quay trở lại các quy tắc ngân sách sẽ đặt ra cho những quốc gia này một thách thức hợp nhất ngân sách đáng kể và kéo dài, nếu vấn đề đặt ra là giảm tỷ lệ nợ xuống 60% GDP trong vòng 20 năm hoặc hơn một chút.
Trong bối cảnh này, kế hoạch thắt lưng buộc bụng trong nhiều năm - khi kết thúc một cuộc khủng hoảng lớn và với nhu cầu đầu tư công đáng kể để thực hiện quá trình chuyển đổi sinh thái - sẽ không phải là điều các quốc gia này mong muốn.
Do đó, các chính phủ hết sức thận trọng, ủng hộ việc tái cân bằng tài chính công rất chậm song song với sự cải thiện dần dần tình hình kinh tế.
Có nên sửa đổi các quy tắc?
Ở một số quốc gia thành viên, mức thâm hụt trên 3% được cho là sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2024 và xa hơn nữa, chẳng hạn như Pháp dự kiến sẽ trở lại dưới ngưỡng được ghi định trong Hiệp ước Maastricht vào năm 2027.
Trong năm sau, điều khoản phủ định sẽ không được làm mới và kỷ luật ngân sách sẽ trở lại chương trình nghị sự. Sau đó, làm thế nào để có thể biện minh rằng các quy tắc không được áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên hay giữ nguyên một khuôn khổ ngân sách không thể thực thi trên thực tế?
Giải pháp dường như hiển nhiên, đó là hãy sửa đổi các quy tắc. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên. Khung ngân sách châu Âu đã được điều chỉnh nhiều lần để khắc phục những thiếu sót.
Đối mặt với cái gọi là cuộc khủng hoảng "nợ chính phủ" này, kỷ luật ngân sách đã được tăng cường vào năm 2011, đặc biệt là thông qua việc đưa ra quy tắc giảm nợ và các biện pháp phạt nặng hơn đối với quốc gia đi chệch hướng. Thế nhưng, việc áp phạt đã không được áp dụng.
Ngược lại, vào năm 2015, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đã quyết định đánh giá việc tuân thủ các quy tắc một cách linh hoạt hơn. Mục tiêu là không thể những hạn chế về ngân sách kiềm hãm sự phục hồi kinh tế và không lặp lại sai lầm đã mắc phải vào năm 2011 bằng cách “thắt lưng buộc bụng” quá mức. Tuy nhiên, quyết định này đã khiến Eurozone đã tự đưa mình vào cuộc suy thoái lần thứ hai - một sai lầm ngày nay được tất cả đều công nhận.
Do đó, EC đặc biệt xem xét đến việc thực hiện cải cách cơ cấu, ví dụ như cải cách hệ thống lương hưu.
Và sửa đổi bằng cách nào?
Vậy bằng cách nào để xem xét lại các quy tắc? Nhiều nhà kinh tế và các cựu quan chức châu Âu thừa nhận rằng “các quy tắc tài khóa đã không phát huy hết vai trò của chúng”. Đặc biệt là khi đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều quốc gia thành viên đã gặp khó khăn vì không thể tạo ra lợi nhuận trong những năm trước khi tình hình kinh tế tốt.
Vì vậy, khía cạnh tuân thủ quy định đã không hoạt động. Theo ông Peter Praet, cựu thành viên Ban Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), quy định được siết chặt ở một số quốc gia đang suy thoái đã gây mất ổn định theo chu kỳ, như trường hợp của cuộc khủng hoảng nợ công.
Pháp và Italy đã khởi động cuộc tranh luận vào cuối năm ngoái, ngoài cuộc tranh luận chung của Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi trên Financial Times về việc xem xét lại “Khuôn khổ tài khóa châu Âu”, do 4 nhà kinh tế Pháp và Italy thực hiện. Trong bản ghi chú này, các chuyên gia đề xuất cải tổ quy tắc giảm nợ. Việc đặt mục tiêu tỷ lệ nợ công là 60% GDP cần thêm thời gian để đạt được.
Một mặt, loại trừ (ít nhất là trong một thời gian) các khoản nợ vào năm 2020 và 2021 để đối phó với đại dịch và chuyển sang Cơ quan nợ châu Âu mới để có thể tái cấp vốn một cách tốt hơn.
Mặt khác, áp dụng tốc độ giảm chậm hơn đối với các khoản nợ tích lũy trong thời kỳ suy thoái 2008-2009 và 2011-2013 và các khoản nợ hiện tại để tài trợ cho chi tiêu trong tương lai, đặc biệt là đầu tư công.
“Cơ chế” là rất phức tạp, không ai biết chắc liệu việc cải tổ lại quy tắc này sẽ mang lại cơ hội lớn cho Mỹ hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là ở chỗ khác. Ở giai đoạn này. Đức và các quốc gia “hà khắc” không cần thay đổi khuôn khổ tài khóa châu Âu. Trước tiên, họ cần phải được thuyết phục rằng điều đó là vì lợi ích của họ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận