Những yếu tố vĩ mô trong nước có ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
Chủ đề không mới, nhưng có lẽ không lỗi thời. CPI, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền M2, TB tác động thế nào đến chỉ số giá chứng khoán? Mình sẽ viết ngắn gọn nha. Lý thuyết là cần thiết mà.
1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI – CONSUMER PRICE INDEX
Theo Samuel& Nordhaus CPI dựa vào giá bán lẻ của các mặt hàng chính trong nền kinh tế: Lương thực, thực phẩm, chất đốt..
CPI tăng cao gây ra các yếu tố đầu vào (inputs) của doanh nghiệp lớn hơn, nhưng những doanh nghiệp nào mà không tăng giá bán sản phẩm đầu ra (outputs) tương ứng (vì sự cạnh tranh giá trên thị trường, hoặc theo quy định của Chính phủ) thì chắc chắn lợi nhuận sẽ giảm. Giá chứng khoán giảm.
Thêm vào đó, lạm phát tăng cao, người dân không muốn giữ tiền mặt. Những người khôn ngoan sẽ để tiền của mình vào, vàng, bất động sản,… Một lượng tiền lớn trong dân cư không huy động được. Lúc này doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn, sản xuất bị thu hẹp và ảnh hưởng xấu tới kinh tế. Hậu quả, giá chứng khoán giảm nữa.
(Tất nhiên chúng ta có khái niệm - Lạm phát ᴠừa phải (moderate inflation): Không gâу ra những tác động nhiều ᴠới nền kinh tế, nó còn có khả năng khích thích ѕản хuất ᴠì giá tăng nhẹ làm tăng lợi nhuận ѕẽ khuуến khích các DN tăng ѕản lượng. Nhưng khi vượt qua khỏi vùng này, sẽ là lạm phát đi ngược chiều nền kinh tế)
2. LÃI SUẤT ( INTEREST).
Pearce chỉ ra, lãi suất là giá của dịch vụ tiền tệ. Như này, khi lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận doanh nghiệp giảm, giá chứng khoản giảm.
Thêm nữa, lãi suất tăng làm tăng lãi suất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu dòng tiền tương lai khi định giá chứng khoán. Giá chứng khoán giảm.
Mặt khác, lãi suất tăng làm cho những người vay tiền để đầu tư chứng khoán gặp nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư hơn. Việc đầu tư chứng khoán trở nên kém hấp dẫn, số người tham gia đầu tư sẽ ít đi. Giá chứng khoán giảm.
3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (EXCHANGE RATE)
Tỷ giá hối đoái tác động đến giá chứng khoán trong nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, tác động đến khả năng cạnh tranh của các công ty xuất – nhập khẩu. Rõ ràng: khi mà đồng nội tệ thấp hơn so với ngoại tệ, giá cả hảng hoà xuất khẩu của quốc gia đó sẽ rẻ hơn so với hàng nước ngoài. Từ đó khả năng cạnh tranh của nước xuất khẩu sẽ lớn hơn, lợi nhuận sẽ tăng thêm và giá chứng khoán của doanh nghiệp sẽ tăng.
Thứ hai, tỷ giá hối đoái tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường. Khi mà đồng nội tệ kì vọng tăng giá so với ngoại tệ lớn, TTCK trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó dẫn tới cầu về chứng khoán sẽ tăng và giá chứng khoán sẽ tăng theo.
Tỷ giá hối đoái - Đồng biến, hoặc nghịch biến!
4. CUNG TIỀN M2
Theo Pearce M2 gồm: Tổng lượng tiền mặt do NHTW phát hành đang được lưu thông, tiền mà NHTM gửi tại NHTW va tiền gửi tiết kiệm nữa.
Cung tiền M2 khi tăng, sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát tăng dẫn tới lợi nhuận doanh nghiệp giảm, giá chứng khoán sẽ giảm.
Nhưng quan điểm khác cho rằng, khi cung tiền M2 tăng, tăng tiêu dùng hàng hoá, tăng sử dụng các tài sản chính, tăng thanh khoản trên TTCK. Giá chứng khoán sẽ tăng.
Còn nữa, khi cung tiền tăng làm lãi suất thực giảm. Lãi suất thực giảm làm lãi suất chiết khấu được sử dụng để định giá chứng khoán giảm hoặc các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp giảm. Từ đó giá chứng khoán tăng.
Vậy M2 có thể đồng biến hoặc nghịch biến.
5. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI (TB- TRADE BALANCE).
Cán cân thương mại tác động qua tỷ giá. Khi TB thâm hụt, các nhà đầu tư sẽ bi quan về thị trường. Giá chứng khoán giảm.
Khi TB bị thâm hụt lâu dài, các quốc gia có thể phá giá đồng tiền của họ để tạo lợi thế cạnh tranh, tác động tỷ giá hối đoái , tác động đến lợi nhuận của DN xuất khẩu như nói ở phần 3. Từ đó tác động lên giá chứng khoán. Thank anh Vũ Hải Đăng chỉ ra cho em cái funfact này.
Việc phá giá đồng tiền đã xảy ra nhiều trên thế giới. Đặc biệt là ở Trung Quốc, bắt đầu từ 2015. Đúng ra trước đó, những năm 2014 Trung Quốc liên tục giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, nhưng biện pháp này không đem lại nhiều hiệu quả cụ thể. Cho đến tháng 8 năm 2015, Ngân hàng Trung Quốc (PBoC) chơi lớn khi phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) gần 2% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế và là công cụ để kích thích xuất khẩu của đất nước. Đến 2017, khi tính chung trên cả năm, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc tăng 7,9% - mức cao nhất kể từ năm 2013, trong khi nhập khẩu cũng ghi thêm 15,9% - mức cao mới tính từ năm 2011. Chính vì những lo ngại về nền kinh tế và phá giá NDT này mà Trump đã phải liên tục ra các biện pháp trừng phạt, áp thuế. 3/2018 đã xảy ra sự kiện mà chúng ta ai cũng biết " Chiến tranh thương mại Mỹ Trung" chính thức nổ súng, bóp cò!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận