Những yếu tố hậu thuẫn cho "cú đảo chiều" dòng vốn ngoại trong năm 2024
Bước sang năm 2024, nhiều chuyên gia nhận định, áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài không đáng ngại và dòng tiền sẽ gia tăng giải ngân trên thị trường chứng khoán năm 2024...
Bước sang năm 2024, nhiều chuyên gia nhận định, áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài không đáng ngại và dòng tiền sẽ gia tăng giải ngân trên thị trường chứng khoán năm 2024 nhằm đón đầu làn sóng “nâng hạng” thị trường kể từ cuối quý 1/2024. Có nhiều yếu tố để hỗ trợ cho điều này.
Trước hết, việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có thể bắt đầu nới lỏng chính sách trở lại và cắt giảm lãi suất ngay từ đầu năm sau, với đại diện tiêu biểu là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Lãi suất tại các nước phát triển xuống thấp hơn có thể kích hoạt dòng vốn quay lại tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra, việc Fed giảm lãi suất cũng hỗ trợ cho chính sách điều hành thị trường ngoại hối, nhà đầu tư nước ngoài hạn chế được rủi ro tỷ giá nên sẽ mạnh dạn đầu tư hơn.
Trong khi đó, nhiều dự báo chỉ ra rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm nay với tốc độ tăng trưởng đạt từ 6% trở lên cùng với biến số lạm phát và tỷ giá tiếp tục được kiểm soát theo mục tiêu đề ra, tạo điều kiện giữ lãi suất ổn định. Đây cũng là động lực để nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đặc biệt, câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán vẫn là “bàn đệm” để thu hút thêm lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ cả các quỹ đầu tư chủ động và các quỹ chỉ số (ETF). Thu hút vốn sẽ giúp tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp niêm yết để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
Theo một số bên nhận định, nếu được nâng hạng, trong vòng 1 năm đầu thu hút 1 tỷ USD, 3 năm tiếp theo 3-5 tỷ USD, việc thu hút vốn ngoại một phần nào đó giúp nâng định giá của thị trường.
Dự báo về xu hướng hoạt động của khối ngoại năm 2024, bà Trần Thị Lan Anh, Trưởng phòng Tư vấn, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng khi Fed có lộ trình giảm lãi suất, Việt Nam với sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tích cực hơn, thị giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam đang thấp so với định giá, dự kiến khối ngoại sẽ sớm quay trở lại. Tất nhiên, ổn định tỷ giá là điều kiện cần đối với các định chế nước ngoài.
“Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng từ “cận biên” lên “mới nổi” vào nửa cuối năm 2025. Theo đó, chúng ta có quyền kỳ vọng, trước khi thị trường được nâng hạng, dòng vốn lớn từ các định chế tài chính trên thế giới sẽ chảy vào mạnh mẽ nhằm đón đầu cơ hội, như đã từng diễn ra ở các thị trường trong khu vực trước đây”, đại diện Chứng khoán Mirae Asse nhận định.
Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra 2 kịch bản cho dòng vốn ngoại và ETF trong 2024. Với kịch bản tích cực dòng vốn ngoại sẽ tăng ròng 700 triệu USD với các yếu tố hỗ trợ bao gồm tình trạng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND dần được thu hẹp khi Fed bắt đầu thực hiện giảm lãi suất.
Ngoài ra, tiến trình nâng hạng thị trường mới nổi sơ cấp do FTSE đánh giá có các tín hiệu tích cực và nhà đầu tư Thái Lan dần hoạt động tích cực trở lại sau khi quy định thuế mới có hiệu lực vào 1/1/2024. Tổng vốn ngoại và dòng tiền vào ETF trong kịch bản tích cực là 1 tỷ USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận