menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
HƯNG TRẦN Pro

Những viên kim cương

I. DOANH NGHIỆP VIỆT & HỘI NHẬP :

- Trước đây Việt Nam xuất khẩu đơn thuần là xuất thô or thế mạnh về thủy sản hay một số mặt hàng nhờ ưu đãi từ tự nhiên. Tuyệt nhiên để xuất khẩu những thứ có giá trị cao, cạnh tranh với Thế Giới là rất hạn chế. Do vậy những DN sản xuất chẳng là gì để so sánh với các DN bds , khai thác, tài chính..

- Và như năm trước viết về những viên kim cương. Ta thử rà lại xem thời gian tới DN của chúng ta có thể KIẾM được gì từ thị trường thế giới nhờ hội nhập và dịch chuyển hình thái kinh tế . Đến lúc phải nhận biết Việt Nam là một mắt xích dần quan trọng trong nhiều nhóm ngành. DN Việt đã thực sự có vai trò lớn dần lên đối với những biến động Vĩ Mô của Toàn Cầu. Một giá trị lớn của hội nhập mang lại. .

- Những DN tỷ đô bằng số liệu thật và trong đó tham gia vào những chuỗi giá trị mà Thế Giới cần đang điểm tên những DN Việt.

II. THẾ GIỚI ĐANG CẦN GÌ ???

Chiến tranh NGA-U đã & sẽ gây ra một hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế thế giới , trong đó mình đã từng viết rằng những thứ NGA-U có để bán ra Thế Giới nó không thể giải quyết được trong ngắn hạn: NĂNG LƯỢNG là mấu chốt lớn nhất ảnh hưởng tới các nước EU trong rất nhiều năm tới và có thể vùi dập nền kinh tế của lục địa già nếu không sớm có phương án thay thế.

Ở một thế giới phẳng hiện tại, chỉ cần một điểm trũng nhỏ nước sẽ chảy vào. Nhưng không phải điểm trũng nào cũng có thể bồi đắp do có những Barie or không có đủ nước(nguồn cung) để chảy về chỗ trũng.

1. EU CẦN : KHÍ , KHÍ & KHÍ

Điểm đầu tiên là hạn chế của lưu thông hàng hoá là nguyên liệu khí đốt, ở đây mấu chốt là khí đốt từ NGA qua NORD STREAM sang EU. Nó không đơn giản là bỏ lên xe , Lên thuyền để từ những vùng có khí chở sang bán cho mấy anh EU mà để chuyển được dòng khí khối lượng lớn cần ống dẫn khí như NS 1 & 2. Nếu vận chuyển khí đơn giản vậy DN khí của Mỹ, của vài nước khác đã chẳng giàu to. Và cũng chẳng có chuyện giá khí ở MỸ chỉ bằng 1/5-1/4 ở EU. Lỗ thủng này trong ngắn hạn để vá là bất khả thi do vậy tình trạng thiếu khí đốt cho sử dụng dân dụng , sản xuất khi nhu cầu bắt đầu tăng mạnh vào mùa đông và có thể sau đó là nông sản ngày càng khan khiến do thiếu khí để sản xuất phân bón là 1 cú domino không thễ cưỡng lại.

Có may mắn nhỏ là nhu cầu một số mặt hàng mà sử dụng khí đốt để sx như Thép sụt giảm nhưng khốn khổ là nguồn cung khí bóp nghẹt và nhu cầu dân dụng bắt buộc phải tăng khiến giá neo cao chót vót sẽ giết chết nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất Đạm(ngành có nguyên liệu chủ chốt là từ khí đốt, khoảng 40-50%) , tiếp theo sẽ là rất nhiều ngành sản xuất sử dụng nhiên liệu đốt là khí, kể cả thép cũng ko ngoại lệ , một tiêu chuẩn cao cấp đối với môi trường tại các nước phát triển đã vô tình làm khó nền kinh tế chung EU thời gian qua và sẽ còn tiếp diễn.

Mua than về để đốt hay dùng khí để SX? Quá khó vì kể cả chấp nhận mua THAN thì phải thay đổi công nghệ về thời đồ đá, quay lại với cái máng lợn cũ , cũng ko thể một sớm một chiều và môi trường sẽ là một rủi ro lớn mà mấy a nhà giàu không thể ko coi trọng. Nhà giàu chấp nhận chơi giá cao chứ để đánh đổi e quá khó . Nhưng mua than rồi thì sao. Lại sẽ thiếu THAN vì hiện tại chỉ cần một thông tin nhỏ thôi là giá than lại kéo vọt lên ấy mà.

EU THUA KEO NÀY THẬT RỒI... Nặng nề với việc thiếu nguyên liệu đốt trong sản xuất, đặc biệt sản xuất phân bón khiến giá URE sẽ lên và sau đó thì nguyên liệu phục vụ cho nuôi trồng leo cao sẽ khiến giá nông sản khó hãm đà tăng.

Nhà máy phân bón phải đóng cửa như tại BALAN or chấp nhận sx với giá thành thị trường không chấp nhận. Rồi một số ngành nghề cũng dễ bị cuốn theo và cho đến giờ có thể dự báo THẬP KỶ mất mát của EU đang dần lộ rõ.

2. TRUNG QUỐC CẦN : ĐIỆN ĐIỆN & ĐIỆN .

Con sông TRƯỜNG GIANG nuôi sống người dân nước bạn nhưng đang dần là mối nguy cho cuộc sống của bên đó , ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế TQ khi hạn hán khiến nhiều đoạn của dòng sông trơ đáy kéo theo dòng thủy lợi không thể bù đắp cho nông nghiệp TQ. Khai thác thủy sản cũng không đơn giản nữa rồi… Việc hạn hán nặng nề khắp nơi không chỉ những địa phương ven TRƯỜNG GIANG khiến đồng ruộng khô khốc đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực của TQ.

Cơ bản đâu đó sẽ thấy khi hàng xóm LOCK vì covid sẽ khiến nhu cầu giảm và nguồn cung dư thừa, vậy mới có cảnh giá PHÂN BÓN rơi thời gian qua. Nhưng thật ko may khi hạn Hán kéo dài khiến thủy điện không phát đủ trong điều kiện điện TQ đã thiếu hụt trước đây. Giờ là hạn hán khiến ĐIỆN sẽ BẤT KHẢ THI với họ và nhiều nhà máy đang thiếu điện sẽ giảm công suất sx hoặc phải đóng cửa . Vậy thì ai sản xuất đạm đây.

Mặc dù hiện tại nguồn cung đạm trong nội bộ TQ chưa thiếu., thậm chí dư thừa một phần vì COVID ảnh hưởng tới sức cầu sử dụng đạm, năng suất của các nhà máy cũng dư cung. Hạn hán khó có thể canh tác cũng khiến đạm có thể dư thừa tiếp trong ngắn hạn. Nhưng một khi hạn hán qua đi. Lương thực thiếu trầm trọng thì việc cấp tập canh tác để có đủ lương thực cho MIỆNG ĂN thế giới sẽ là một cú SUPPORT đầy rạo rực cho AE cầm cổ đạm chúng tôi .

Đối với đất nước tỷ dân này. Có những thay đổi lớn trong định hướng và chính sách cần lưu ý. Để biết rằng có rất nhiều thay đổi lớn trong định hướng ngành nghề sẽ tác động vô cùng lớn tới cung cầu nhóm ngành đó trên toàn cầu . Hãy đọc và nhận biết cách bên họ đnag chơi nhé :

- Chính phủ TQ vẫn chủ trương cứng rắn siết hạn ngạch xuất khẩu phân bón. Không phải họ thiếu mà họ đang ở quá trình chuyển đổi của nền kinh tế từ cái gì cũng làm để bán ra TG sang chọn những thứ mang lại nhiều lợi ích lớn hơn, cần hàm lượng tri thức cao hơn và ít ảnh hưởng tới môi trường sống của họ hơn.

- TQ giờ không còn nghèo, sẽ tiếp tục nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, đảm bảo chắc chắn về an ninh lương thực trong đó mục tiêu giảm giá phân bón cũng là 1 ưu tiên. Có điều quái dị đi ngược lại xu hướng toàn cầu hóa trước đây đó là chính sách BẢO HỘ. Thời gian qua Khi anh có đồ rẻ với nguồn cung dư thừa thì thế giới sẽ được nhận phần đó và anh thu tiền về. ANh tàu giờ không cần, tôi lo cho tôi và sẽ đến giai đoạn URE ở TQ rẻ thối nhưng trên toàn cầu có nhiều nước vẫn đắt lòi mắt ra do thiếu – như tình trạng khí đốt hiện tại ở EU là riêng biệt và nhiều loại phân bón ở EU và nhiều nước không tự chủ về nguồn cung đạm sẽ có giá riêng như ô khí đốt cho mà coi.

III. CHÚNG TA CÓ THỂ CÓ GÌ CHO HỌ ???

Và nỗi đau của họ lại là sự may mắn của những con hổ Châu Á. Trong đó Mèo Việt đang có nhiều cơ hội để vươn mình cùng sự đóng góp của những DN Sản xuất. Trong đó có những thứ là thế mạnh riêng của đất nước chúng ta. Tự chủ về phân bón và vươn ra Thế giới với một vài hoá chất cùng nông sản Việt.

Đối thủ của những DN Việt đương nhiên luôn là a bạn hàng xóm Tàu. Trước sợ cạnh tranh nó lắm những giờ nó có bán đâu mà sợ.

Về dài hạn a Tàu định hướng giảm dần tỷ trọng những nhóm ngành ảnh hưởng tới môi trường, sử dụng quá nhiều điện và hàm lượng tri thức thấp, thặng dư không còn lớn trong tỷ trọng nền kinh tế của họ.

Hàng xóm biến chuyển, EU mất mát. Chúng ta sẽ được gì nào ??

1. ĐẠM & HOÁ CHẤT !!!

Những ưu tiên được sử dụng điện cho sản xuất kinh doanh, nhóm ngành sử dụng nhiều năng lượng và gây nhiều hệ lụy cho môi trường luôn đứng cuối bảng. Đội sổ. Do vậy các nhóm ngành này a hàng xóm sẽ ưu tiên vào top sẵn sàng đóng sập cầu giao. Phần nữa hạn hán vậy cũng khiến nhu cầu phân bón sụt giảm. Do vậy đóng luôn đi cho nhanh. Cái đóng này là để bảo vệ an ninh năng lượng của TQ nhưng vô tình làm sụt giảm mạnh nguồn cung và EU hay đâu đó cần đạm cũng chả có đâu mà mua.

Nhóm đạm ở Việt Nam còn được hỗ trợ bởi yếu tố mùa vụ, cao điểm là những quý cuối năm .

Giá đạm, một số hoá chất xem thử có tăng không nào.. Ôi Shit …..

2. BDS KHU CN :

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH FDI từ TQ đã rõ ràng bao năm qua, đến thời điểm này còn rõ ràng hơn nữa khi điện không có thì SX cái gì?? Do vậy không chỉ vì Covid mà điện tạo thêm một cú đạp vào các tập đoàn đang cố sx và chưa chuyển dịch ra khỏi TQ và VIỆT NAM là một lựa chọn không tồi khi chúng tôi ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng của nền kinh tế TG. Sang đây, chúng tôi cho thuê đất nhé. Gì chứ Bds Khu CN thì chúng tôi đã sẵn sàng…hãy ưu tiên những DN BDS KHU CN có đủ khả năng tiếp nhận dòng FDI lớn và còn quỹ đất cho thuê nhé.. chứ mấy ô loe ngoe thì khó đấy, vì cái ô be bé chỉ chơi với dn tin hin trong nước thôi

2. NÔNG SẢN , CHĂN NUÔI, THỦY SẢN !!

TQ Hạn hán thì rau củ quả, gạo, mỳ đâu ra mà ăn nên ô nào xuất sang được tàu or loại nông sản nào Việt Nam có nhưng vẫn nhập Tàu thì ..thiếu đến thốn luôn cho coi .

EU Thiếu khí lấy đâu ra đạm để trồng trọt. Hiện tại bên đó chưa căng vì mấy ô EU cũng khôn vãi ra, cấm Năng lượng từ Nga chứ vẫn nhận nông sản, do vậy giá nông sản vẫn đang giảm đó. Nhưng rồi có thể sẽ tăng. Luận điểm này của mình các bạn phải tìm hiểu thêm vì đây là tư duy Logic, chứ mình ko tìm hiểu các DN nuôi trồng Việt do ngành nghề đó mình không quan tâm . Nếu tìm hiểu thì phải rõ mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất nha. Nhưng cơ bản là SHIT thiếu trầm trọng thì rồi bọn cây cỏ căng thẳng thôi à .

Không chỉ hạn hán mà lũ lụt ở các địa phương khác ở bên hàng xóm cũng khiến nông sản bị bay màu, chăn nuôi có thể bị ảnh hưởng lớn do cứ lũ lụt là lũ heo lặn không thấy đường về . Heo bên đó tăng thì bên mình sẽ tăng theo thôi à, không thì ông xuất lậu sang cho hàng xóm nấu thịt kho tàu

EU thiếu khí thì không đủ để sưởi cho người, lấy đâu ra sưởi cho LON, cho Bò.. Mùa đông không sưởi là nó chết, kể cả SHARK Bình chia tay cái lò 37 độ mùa đông ở mình lạnh nhè nhẹ không có sưởi cũng toi, noái gì ae bên EU. Vậy là EU sẽ thiếu lương thực trầm trọng rồi.. nào thì thử ăn những thứ thay thế mà Việt có thể bán cho các anh coi. Chứ ko lẽ nhịn đói. Chúng tôi ko bán LOL sang nhưng chúng tôi có cá, có tôm nha…mua đi mua đi- mình đoán mò thế không biết có đúng ko đây ??

Hãy tiếp tục bán sang cho họ đi các chiến binh nông thủy sản Việt !!!

IV. TREND LỚN TIẾP DIỄN :

Hàng xóm đã có một vài động thái nhỏ cho du học sinh trở lại TQ. Vậy là đâu đó có thể dần mở cửa. Ô này mở cửa là tín hiệu vui với nền kinh tế TG nhưng lại là nỗi buồn của nhiều thứ khi mở của lại là tăng nhu cầu . Tăng khi còn chưa giải được bài toán thiếu hụt thì ôi thôi.. sẽ nhiều hàng hoá tăng vọt cho mà coi…

Mà anh Tàu mở cửa thì lại thêm 1 cú đạp thẳng mặt mấy anh lo sợ lạm phát cao kia kìa. Đến khổ

V. RỦI RO LỚN :

Nếu Commodity hay Lương thực quay lại đà tăng dài sẽ rất nguy cho nền kinh tế TG. Vì lạm phát sẽ neo ở vùng cao & lạm phát lâu sẽ bào mòn rất nhiều DN, ảnh hưởng sức tiêu dùng và kéo lùi nền kinh tế..một vòng luẩn quẩn . Mà khu vực khó khăn nhất để kiềm chế lạm phát chính là EU, vì 2 thứ ảnh hưởng mạnh nhất tới lạm phát là Năng Lượng và Lương thực thì các bạn lại đang trên đà khan hiếm .

Lạm phát tăng hay neo cao thì lại chơi chính sách tiền tệ là vừa tăng lãi suất lại vừa hút tiền về. Ôi thôi thì EU sẽ có vài nước lạm phát 2 con số và 1 vài tên trong đó sẽ vỡ trận đấy .

Cuộc chơi của VĨ MÔ thật cần nhiều chất xám và đó là điều thú vị nhất kích thích trí não của tớ ghê gớm. Đôi lúc những kiến thức và tư duy có sẵn cần một logic thực tế. Đó là điều tuyệt diệu của đầu tư chứng khoán khiến tôi mê mẩn !!!

Chờ xem nào …..

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
HƯNG TRẦN Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại