Những thông tin kinh tế chính yếu trước khi kết thúc tháng 5
(1) Một triệu tỷ đồng đang kẹt ở NHNN của chính phủ
Nền kinh tế đang trì trệ hiện hữu. Thúc đẩy giải ngân một triệu tỷ đồng tồn đọng từ 2019 là một trọng tâm quan trọng 2023-2025. Bây giờ để có tiêu dùng cao trở lại thúc đẩy tăng trưởng bắt buộc phải tiêu dùng chính phủ tăng lên. Tiêu dùng chính phủ kéo khu vực khác tăng lên.
Một loạt giải pháp là đẩy mạnh đầu tư chính phủ. Thường một dự án chính phủ phải trải qua ít nhất 10 khâu nên rất chậm. Đó là nguyên nhân tắc đầu tư chính phủ.
Chính vì vậy mà:
(2) Thủ tướng chính phủ vừa có công điện khẩn về tập trung cho sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn. Đẩy mạnh giải ngân, lãi suất…
Nền kinh tế vĩ mô đang được chính phủ đặc biệt chú ý kích thích nhằm đưa GDP trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao. Cần 2-3 quý mới thấy tác động tốt lên.
(3) Tác động lên nền kinh tế như thế nào?
Tại TPHCM hàng loạt dự án đình trệ đã chạy trở lại. TP cũng lập ban chuyên thúc đẩy đầu tư chính phủ.
Hầu hết các tỉnh đều gấp rút triển khai dự án. Một loạt đự án lớn chuẩn bị khởi công như Vành đai 3, Biên Hòa Vũ Tàu, Vành đai 4 Hà Nội…Một loạt đoạn cao tốc được khởi công vào quý 3/2023
Đây là một tín hiệu thật chất đáng mừng. Sự nỗ lực của chính phủ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững là tích cực.
Chúng ta biết chuyển động kinh tế này phải mất 2-3 quý mới thấy rõ rệt trong GDP. Hãy chờ xem mình nhận định có tiến triển hay không vào quý 4 và quý một năm sau.
(4) TTCK cuối cùng vẫn là giá trị nội tại của nó. Nóng quá ảo thì giảm. Giảm quá rẻ hấp dẫn thì người nắm giữ tăng lên. TTCK lâu dài cũng phải dựa trên định giá của nó. Ví dụ định giá VN-Index.
Nhiều người nói: Vĩ mô không là gì ở TTCK. Đó là cách nhìn của những con bạc. Không phải là những nhà đầu tư thực thụ. Như vừa qua, trọng yếu Vĩ mô biến động mạnh, hàng loạt doanh nghiệp la liệt lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến định giá cổ phiếu quá cao.
Hoặc như sự kiện trái phiếu là một thành phần Vĩ mô. Nếu ai hiểu được có thể tránh được một mất mát không hề nhẹ. VN-Index trong sự kiện đó đã giảm rất mạnh xuống 880 điểm. Bằng chứng của vĩ mô. Nếu như bạn không hiểu biết sâu sắc nó, chắc chắn bạn đã dính bẫy Bulltrap và mất tiền. Đó là bằng chứng.
Người có thực hành cao về vĩ mô. Tức là thiên hướng đầu tư thích ứng với chu kỳ “TTCK, kinh tế, lãi suất…”. Trong đó 50% các cổ phiếu tăng giá trong 4-16 quý đều là “chu kỳ trong ngành” tức là thành tố vĩ mô rất quan trọng. Ví dụ như một ngành nào đó “tăng trưởng đột biến cả ngành” đó là bằng chứng. Rủi thay 50% thành công của đầu tư nằm ở đây.
Những nhà đầu tư phủ định vĩ mô. Tức là ngồi ở đáy giếng đầu tư. Còn am hiểu vĩ mô là ngồi trên núi cao đầu tư. TỪ ĐÂY CHO THẤY BẰNG CHỨNG BẠN PHẢI HIỂU THÔNG THẠO NÓ.
(5) Tác động gì đến TTCK
Cái mày nhìn thấy là cái tao không nhìn thấy cái mày thấy. Ở đây chu kỳ TTCK thường gắn liền với chu kỳ dòng tiền trên TTCK. Chu kỳ dòng tiền trên TTCK là do sinh ra từ chu kỳ dồi dào tiền trong nền kinh tế. Cuối cùng vẫn là chu kỳ kinh tế vĩ mô.
Đại dịch 2020 tạo ra con sóng thần VN-Index. Đó là một chu kỳ ngắn dòng tiền trên TTCK. Nó không sinh ra từ tăng trưởng GDP hay thu nhập mạnh mẽ của người dân. Nó sinh ra từ hệ quả của giãn cách xã hội toàn cầu. Tiền mặt không có lối đi và từ đó lãi suất giảm xuống thấp…tất cả kênh Đầu tư tắc…thế là tiền vào TTCK. Vậy đó cũng vẫn là chu kỳ tiền từ cái nhìn vĩ mô. Sinh ra từ khóa FOMO 2020-2021.
Hiện tại trên TTCK có chu kỳ dòng tiền không? Câu trả lời là không rồi. Vậy làm sao VN-Index tăng trưởng vượt bậc được? Điều đó là chắc chắn. Nhiều người đọc bài viết mang tính xu hướng dài và mình cũng nói rõ là chu kỳ đó là 2024-2026 trong thời gian này nó diễn ra. Sau này còn phải xác định khi nào trong thời gian này nữa là một việc khác. Lúc đó bộ máy hay ChatGPT đếm dòng tiền thì khẳng định thôi. Vậy mà nhiều người đọc nghĩ ngay ngày mai mua cổ phiếu? Chứng tỏ đọc còn chưa xong nói gì đầu tư.
Lịch sử cũng chứng minh lúc ở đáy, vùng đáy chu kỳ là một góc nhỏ hơn 180 độ. Tức là phần lớn thời gian tích lũy nhích dần. Hiểu như vậy mới là hiểu được những gì đang diễn ra.
Trong đầu tư cổ phiếu cũng vậy? Bạn lãi bao nhiêu trong 6 tháng, 1 năm hay một con sóng. Điều đó chỉ là 10% giá trị thành công. Điều quan trọng nhất là sau một chu kỳ bạn lãi bao nhiêu. Đó mới là chân lý. Ví dụ từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2022 bạn lãi bao nhiêu? Đó mới là tiền của bạn.
(6) Chính phủ cũng cần những lớp người Đầu tư năng động. TTCK bản chất là phục vụ vốn cho nền kinh tế. TTCK lớn mạnh tức là kinh tế mạnh mẽ.
TTCK càng ngày càng lớn càng có nhiều thành phần đầu tư bài bản chất lượng. Đặc biệt giá trị đầu tư đi liền với giá trị doanh nghiệp là Cột trụ.
Đầu cơ đánh T+ chỉ nên là một phần thôi. Vì bản chất của công ty niêm yết là rủi ro. Tất cả các công ty đều có rủi ro. Có thể không Kiểm soát được rủi ro đó. Quan trọng khi có rủi ro thì bạn làm gì? Đó mới là vấn đề chính.
Cho dù nhà đầu tư có giỏi đến đâu cũng không thể tránh được rủi ro. Chính vì vậy mà đầu tư là một nghề rất khó. Am hiểu rất sâu rộng. Không thể cứ có tiền là đầu tư được. Chính vì vậy mà 80% tiền cá nhân ở các nước phát triển đều đầu tư vào các quỹ. TTCK của người ta 80% là tổ chức. Cá nhân chỉ chiếm 20%. Ở Việt Nam chúng ta thì ngược lại. Bạn hiểu rằng một ngày nào đó. Cá nhân cũng giảm dần dù phải mất 50-70 năm. Đó là chân lý của độ khó, độ ta không độ nàng.
(7) Hình 2: Đó là một bức tranh, không phải hình của ai đó được chụp. “Cái mày nhìn thấy là cái tao không nhìn thấy”
Find the loss cut the loss: Thông qua bài viết này, chắc chắn tư duy đầu tư của bạn thực tâm sẽ trưởng thành hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận