24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nhật Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những tác nhân nào sẽ khiến tỷ giá biến động từ nay đến cuối năm?

Trong báo cáo vĩ mô tháng 8, Chứng khoán Rồng Việt (VDS) đánh giá, sức mạnh của đồng USD sẽ tiếp tục là thử thách đối với việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa cuối năm 2024.

Đối với thị trường trong nước, VDSC chỉ ra một số tác nhân gây áp lực về cung - cầu ngoại tệ.

Tác nhân đầu tiên đến từ nhu cầu USD thường tăng vào giai đoạn cuối quý III, đầu quý IV do nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên liệu phục vụ cho đơn hàng xuất khẩu cuối năm.

Bên cạnh đó, quy mô của khoản mục lỗi và sai sót trong cán cân thanh toán tổng thể vốn hay đi cùng với áp lực tỷ giá cũng thường tăng mạnh vào quý III.

Đối với thị trường thế giới, triển vọng đồng USD phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương (NHTW), chênh lệch lợi suất và bầu cử Mỹ.

Theo đó, sự chậm lại gần đây trong cả hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ và dữ liệu lạm phát cho thấy thời điểm cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang đến gần. Từ đầu tháng 7 đến nay, thị trường đã nhanh chóng định giá đồng USD yếu hơn khi có dấu hiệu cho thấy Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách.

Chứng khoán Rồng Việt nhận định, mặc dù triển vọng đường hướng lãi suất của Fed và các NHTW khác có thể lệch nhịp, lãi suất điều hành của Fed vẫn cao hơn so với các NHTW khác trong 6 tháng đến 1 năm nữa. Sự khác biệt về lãi suất chính sách có thể tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất, theo đó, giữ cho đồng USD với lợi suất tương đối cao một chỗ đứng vững chắc hơn so với các đồng tiền khác.

Ngoài ra, trong vài tháng tới, diễn biến đồng USD có thể chịu ảnh hưởng bởi diễn biến chính trường Mỹ khi cuộc bầu cử Tổng thống đến gần. Do đó, VDSC cho rằng cần tiếp tục theo dõi những động lực khác đối với đồng tiền này, gồm: triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và các nền kinh tế khác và vai trò trú ẩn của đồng USD trước các rủi ro địa chính trị.

“Việc nền kinh tế Mỹ đạt được kịch bản hạ cánh mềm, chu kỳ nới lỏng tiền tệ khiêm tốn của Fed và rủi ro địa chính trị gia tăng sẽ là tác nhân củng cố sức mạnh của USD. Ngược lại, triển vọng suy thoái của nền kinh tế Mỹ, Fed đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn và rủi ro địa chính trị được kiểm soát sẽ khiến đồng USD yếu hơn”, nhóm chuyên gia VDSC cho biết.

Dựa trên triển vọng đồng USD duy trì sức mạnh tương đối và áp lực về cầu ngoại tệ trở lại, VDSC cho rằng con đường ổn định tỷ giá có thể sẽ còn một nhịp gập ghềnh phía trước.

"Kịch bản cơ sở đối với tỷ giá USD/VND thị trường liên ngân hàng có thể tăng lên 25.500 VND/USD và giảm trở lại còn 25.300 VND/USD vào cuối năm. Kịch bản lạc quan hơn xảy ra với điều kiện hai áp lực kể trên đều được kiểm soát, khi đó, tỷ giá có thể giảm về mức 25.000 VND/USD vào cuối năm", VDSC dự báo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
25509.00 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả