Những số liệu về rủi ro quốc gia của Việt Nam
Ngồi viết báo cáo về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, mò mẫm được mấy số liệu về rủi ro quốc gia của Việt Nam.
Risk premium là một cách thú vị để đo lường rủi ro của việc đầu tư. Nó được tính dựa trên nguyên tắc rủi ro cao thì lợi nhuận lớn.
Nếu bạn gửi tiền ngân hàng rủi ro thấp, thì lợi lãi suất bạn nhận được thấp. Khi bạn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro mất tiền cao hơn thì lãi suất phải cao hơn thì mới thu hút được nhà đầu tư.
Nếu mà lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng thấp như lãi suất ngân hàng, mà rủi ro lại cao hơn, thì mấy ai ngu gì đi mua trái phiếu doanh nghiệp. Khi đó, người phát hành trái phiếu doanh nghiệp buộc phải nâng lãi suất lên để hấp dẫn hơn, và họ sẽ nâng lên cho đến khi mức chênh lệch lãi suất tương ứng đúng với mức độ rủi ro.
Trên thị trường ai cũng sẽ tư duy như vậy, nên lãi suất sẽ phản ánh mức độ rủi ro của một khoản đầu tư. Không chỉ áp dụng được cho tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, mà nguyên lý này còn áp dụng được cho bất kỳ loại tài sản nào như vàng, chứng khoán, tiền số, chứng chỉ quỹ... thậm chí giữa các đồng tiền của các quốc gia.
Country risk premium là việc dùng mức chênh lệch lãi suất đó để ước đoán mức độ rủi ro của khoản đầu tư vào một quốc gia. Nếu đầu tư vào một quốc gia càng nhiều rủi ro, thì lãi suất của việc đầu tư đó phải cao hơn.
Hình dưới đây là country risk premium của Việt Nam trong gần 15 năm qua, cho đến giữa 2020. Số liệu của PwC.
Người viết xin phép không bình luận về các mốc thời gian và con số cụ thể, người xem tự suy luận theo cách hiểu của mình nhé.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận