Những sai lầm dễ mắc phải khi đầu tư chứng khoán
Những sai lầm dễ mắc phải khi đầu tư chứng khoán
1. "Yêu thích " quá một cổ phiếu
Kể cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng thường đặc biệt yêu thích một cổ phiếu hay một công ty nào đó vì những lý do cá nhân. Lý do có thể là hâm mộ lãnh đạo công ty, yêu thích sản phẩm của công ty đó...
"Vấn đề là một khi dành tình yêu cho một cổ phiếu nào đó, việc bán nó đi trở nên vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, việc yêu thích chiếc áo của mình không đồng nghĩa cổ phiếu của công ty sản xuất chiếc áo đó là một lựa chọn đầu tư tốt".
Để tránh gặp rủi ro khi đầu tư cổ phiếu vì những lý do khách quan, chúng tôi khuyên nhà đầu tư thực hiện một số nguyên tắc nhất định với danh mục đầu tư của mình.
"Nếu một cổ phiếu giảm mạnh kể cả khi thị trường chung tốt, có thể cân nhắc thay thế nó. Nhìn chung, mọi cổ phiếu phải được đánh giá với các tiêu chí như nhau".
2.Cố chấp giữ lại cổ phiếu thua lỗ
Bạn không muốn bị thua lỗ, nên bạn cứ chờ đợi và hy vọng, cho tới khi thua lỗ quá lớn và bạn phải trả giá đắt. Cho tới nay, đây vẫn là sai lầm phổ biến nhất mà đa số các nhà đầu tư mắc phải. Họ không hiểu rằng tất cả mọi cổ phiếu đều có tính đầu cơ cao và ẩn chưa rủi ro rất lớn.
Bạn phải cắt giảm tối đa mọi khoản thua lỗ, không có ngoại lệ. Quy luật là luôn luôn tống khứ mọi khoản thua lỗ khi cổ phiếu nào đó rớt giá 7% hoặc 8% so với giá mua. Việc tuân thủ theo quy luật đơn giản này sẽ đảm bảo nhà đầu tư có thể tiếp tục tham gia đầu tư vào ngày hôm sau và trong tương lai.
3.Chọn cổ phiếu hạng hai vì cổ tức cao hoặc P/E thấp
Cổ tức và P/E không quan trọng bằng tỉ lệ tăng trưởng EPS. Trong nhiều trường hợp, một công ty càng trả cổ tức cao bao nhiêu thì càng yếu bấy nhiêu. Có thể công ty đó phải vay nợ lãi suất cao để đổ đầy các quỹ chi trả dưới hình thức cổ tức.
Những công ty đang hoạt động tốt thường sẽ không chi trả cổ tức. Thay vào đó, họ sẽ đầu tư nguồn vốn của mình vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc những hoạt động cải tiến khác. Ngoài ra, nên nhớ rằng bạn có thể mất số tiền bằng một kỳ cổ tức chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày dao động của giá cổ phiếu.
Còn về P/E, một tỉ số P/E thấp có thể là vì thành tích của công ty đó trong quá khứ quá kém cỏi. Đa số cổ phiếu đều được bán đúng với giá trị thật của chúng tại thời điểm đó.
4. Mua cổ phiếu theo cảm tính,phong trào
Quyết định theo cảm tính là nguyên nhân dẫn đến thất bại của con người ở tất cả mọi lĩnh vực. Trong chứng khoán, mua cổ phiếu theo cảm tính mặc dù biết những biết rõ tin xấu về doanh nghiệp là sai lầm không hề hiếm gặp ở nhiều nhà đầu tư.
Nghe và phụ thuộc theo quyết định của đám đông thường xuất hiện ở các nhà đầu tư mới. Bạn hãy nhớ rằng toàn bộ những số tiền chơi chứng khoán là vốn liếng, mồ hôi của bạn tích góp được, chính vì vậy đừng mạo hiểm đầu tư chỉ vì nghe được các tin “lá cải” từ truyền thông hay những nhận định không chính xác từ cá nhân nào đó. Thay vào đó, bạn dành thời gian để tìm tòi các nguồn tài liệu uy tín về cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư.
5..Không theo dõi và cập nhật thị trường
Nhiều nhà đầu tư cho rằng khi đã hiểu rõ những yếu tố căn bản của việc đầu tư chứng khoán, tất cả những gì họ phải làm là mua cổ phiếu rồi để nó tự "chạy". Đúng là những nhà đầu tư ít giao dịch thường xuyên thường thu về kết quả tốt hơn so với những người giao dịch thường xuyên.
Tuy nhiên, kể cả những cổ phiếu mạnh nhất đôi khi cũng "rơi tự do" khi thị trường chung xấu, trong cuốn sách "Làm giàu từ chứng khoán" của William O’neil cũng đề cao thị trường chung, khi thị trường tốt dù có mua cổ phiếu xấu cũng ít rủi ro. Lời khuyên cho nhà đầu tư, dù tuân thủ chiến lược đầu tư dài hạn, thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường.
6. Mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ
Khi đạt được một số thắng lợi, nhà đầu tư thường có xu hướng mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh và dễ hơn nữa. Thế nhưng quá tham lam sẽ khiến các nhà đầu tư gặp phải sai lầm đáng tiếc như vội vàng mua giá ở vùng cao và không kịp bán đi khi thị trường sụt giảm sâu...
Bởi vậy, để đạt được lợi nhuận bền vững khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là tính kỷ luật kiểm soát bản thân trước khi tiếp cận thị trường.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận