Những sai lầm của doanh nghiệp khi thu hồi nợ
Bản chất của việc thu hồi nợ Doanh nghiệp là liên quan đến các vi phạm nghĩa vụ thanh toán của các bên khi thực hiện hợp đồng. Khi một trong các bên chậm thanh toán, chây ỳ, không xác nhận công nợ, trốn tránh nghĩa vụ của mình theo như cam kết Hợp đồng giữa các bên đã ký kết.
Vì thế hoạt động thu hồi nợ của Doanh nghiệp nhiều lúc cũng rất khó khăn, gặp phải nhiều vấn đề pháp lý. Chúng tôi thống kê một số sai lầm cơ bản của doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động thu hồi nợ:
1/ Tự ý cưỡng chế tài sản
Với suy nghĩ họ nợ tiền, việc cưỡng chế, thu giữ tài sản cũng là cách để thu hồi nợ. Nhiều Doanh nghiệp đã tự ý, cử nhân viên đến đe dọa, tự ý tháo dỡ, bao chiếm tài sản để đối trừ công nợ mà quên mất rằng:
Việc thu giữ, cưỡng chế tài sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu giữ theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Trường hợp muốn thu giữ tài sản phải được sự thỏa thuận của hai bên bằng văn bản, khi thu giữ bên có tài sản đồng ý, không ngăn cản. Các bên cũng cần thỏa thuận để hoàn thiện thủ tục thuế, xuất hóa đơn.
Liên quan hóa đơn, chứng từ đối trừ công nợ, xử lý thanh lý tài sản, hợp thức hóa hồ sơ về quản lý thuế sẽ không đảm bảo trong trường hợp này.
Trong trường hợp này rất dễ từ đúng thành sai, cấu thành tội phạm hình sự về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Thực tế rất nhiều trường hợp người của Doanh nghiệp đi thu hồi nợ bị khởi tố hình sự về tội này.
2/ Bắt giữ người đại diện Doanh nghiệp/Cổ đông/thành viên công ty
Bất kể hành vi dọa nạt, ép buộc, khống chế cá nhân, người đại diện, cổ đông, thành viên hoặc người nhà bên có nghĩa vụ thanh toán, trả tiền đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Việc lạm dụng hoạt động này để khống chế, ép buộc bên kia trả nợ, không những cấu thành hành vi bắt giữ người trái pháp luật mà còn cả hành vi cưỡng đoạt tài sản.
3/ Thiếu sót trong việc xác nhận công nợ
Trong nhiều vụ tranh chấp, các bên vin lý do chưa có xác nhận công nợ, hoặc xác nhận công nợ do người không có thẩm quyền đại diện của Công ty xác nhận để làm căn cứ từ chối, trây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ. Doanh nghiệp chủ quan, nhiều khi tin rằng đối tác mình có trách nhiệm và uy tín nên không có chuyện kiếm cớ xù nợ. Vì thế, khi phát sinh tranh chấp các bên rất khó khăn trong việc xác nhận công nợ, giá trị hợp đồng phải thanh toán.
4/ Sử dụng các giải pháp phi pháp luật
Đó là việc thuê các lực lượng, đơn vị, tổ chức phi pháp luật (gọi tắt là dân xã hội) để thực hiện thu hồi nợ. Hiện tại pháp luật Việt Nam đưa ngành nghề thu hồi nợ là ngành nghề cấm kinh doanh, vì thế hoạt động thu hồi nợ phải thực hiện theo pháp luật.
Chưa kể rằng, nếu thực hiện theo hoạt động phi pháp luật thì nếu để xảy ra bất cứ hậu quả vi phạm pháp luật hình sự thì bên Doanh nghiệp cũng sẽ bị liên đới chịu trách nhiệm.
5/ Không để ý đến thời hiệu khởi kiện
Nếu không để ý vấn đề thời hiệu thì có thể đối diện với việc mất quyền khởi kiện vì lý do hết thời hiệu. Đương nhiên, hậu quả là hết sức khó khăn khi Doanh nghiệp muốn thu hồi nợ.
Thời hiệu giải quyết tranh chấp thương mại theo Luật thương mại là 02 năm.
Thời hiệu giải quyết tranh chấp Hợp đồng dân sự theo Luật dân sự là 03 năm.
Chúng tôi thống kê một số sai lầm của Doanh nghiệp khi thực hiện thu hồi nợ. Thực tế còn rất nhiều vấn đề liên quan, trong phạm vi bài viết chúng tôi chưa thể đề cập hết được. Tuy nhiên, tất cả đều có giải pháp cho những vấn đề này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận