Những rủi ro nếu giá dầu giữ xu hướng tăng
Giá dầu quay trở lại tăng mạnh bởi các vấn đề chính sự của Israel-Hamas, nếu vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao thì sẽ áp lực rất nhiều về lạm phát và tỷ giá, từ đó tác động đến các chính sách điều hành của SBV. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là một vài quan điểm.
Giá dầu liên tục tăng từ tháng 7 nay với áp lực thắt chặt nguồn cung
Giá dầu quốc tế tăng liên tục từ tháng 7 đến nay, tăng từ 70 USD/thùng lên gần 90 USD/thùng (khoảng +28%) do áp lực thiếu hụt nguồn cung từ bất ổn ở Israel-Hamas, lũ lụt ở Libya hay là các quyết định gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Với áp lực từ giá dầu thô thế giới, giá xăng dầu trong nước trong giai đoạn quý 3 vừa rồi thực hiện 6 lần điều chỉnh tăng.
Những lo ngại khi giá dầu tăng
Mức cùng kỳ đã không còn cao và các chính sách tài khóa như giảm VAT, thuế môi trường đối với xăng dầu… vào đầu năm 2024 sẽ hết (quan điểm cá nhân là sẽ được gia hạn).
Xa hơn khi kinh tế phục hồi, tín dụng, tiêu dùng tăng.
Vậy nếu giá dầu vẫn còn áp lực thì xu hướng này sẽ còn mạnh nữa.
=> Áp lực tỷ giá.
Do đó, nếu giá dầu vẫn tăng và duy trì ở mức cao thì sẽ rất khó cho Ngân hàng nhà nước điều hành các chính sách tiền tệ. Khi chịu áp lực của cả Lạm phát và Tỷ giá.
Ngoài ra giá dầu không chỉ ảnh hưởng đến CPI Giao thông (Việt Nam) hay CPI Năng lượng (Mỹ) mà còn là chi phí đẩy của các thành phần khác cấu thành CPI.
Đó là một vài quan điểm về hệ lụy của giá dầu tăng, mong là mang lại một ít góc nhìn cho anh chị. Với cá nhân thì giá dầu là một trong những yếu tố đáng quan tâm nhất cho năm 2024.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận