menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Lệ Xuân

Những “nút thắt” của EVFTA

9 năm đàm phán Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA) giữa Việt Nam-EU, nhiều thời điểm tưởng như hiệp định thương mại tự do (FTA) này đã bị dừng vì nhiều lý do, nút thắt khó vượt qua.

Những quyền lợi và mâu thuẫn đan xen

Tại phiên đối thoại về Hiệp định EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (IPA) ngày 1-7, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhắc lại những thời điểm tưởng như EVFTA đã khó có thể đi xa hơn. Cụ thể là một “nút thắt” rất lớn vào thời điểm năm 2016. Ông kể: “Khi bà Cecilia Malmstrom, Cao ủy Thương mại của Liên minh châu Âu và tôi gặp nhau, tình hình thế giới và cả hai khu vực Á, Âu đang diễn biến với nhiều bất lợi khó lường, tưởng như không thể vượt qua. Thời gian đó, phát sinh nhiều vấn đề trong lĩnh vực đầu tư liên quan đến những thẩm quyền của quốc gia và thẩm quyền của châu Âu. Những vấn đề này dẫn đến những nội dung liên quan đến bảo hộ đầu tư, xử lý tranh chấp đầu tư”. Theo người đứng đầu ngành công thương, nó đòi hỏi phải xem xét tách riêng thành hai hiệp định EVFTA và IPA.

Nhưng những khó khăn này lại còn khởi phát bởi mâu thuẫn quyền lợi đan xen phức tạp giữa nhiều nước lớn trước đó. Cuối năm 2018, trở về sau vòng đàm phán mà EU xem xét ký hiệp định với Việt Nam, tại Bộ Công Thương, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho biết cái khó nhất đối với đoàn đàm phán Việt Nam là xử lý mâu thuẫn cách tiếp cận giữa Mỹ và EU liên quan đến chỉ dẫn địa lý cùng nhiều vấn đề khác. Tại thời điểm đó, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định CPTPP. Đây cũng là thời điểm mà đàm phán các FTA khác giữa Việt Nam với Nga và các nước EAEU, Việt Nam với Hàn Quốc. Việt Nam phải cân đối nhiều quyền lợi đan xen, thậm chí mâu thuẫn giữa các nước với nhau và các nước đàm phán FTA với Việt Nam.

Vấn đề mà các nước cùng quan tâm, được ông Thái tiết lộ lại là các nước lớn luôn nhìn vào nhau xem phía đối tác mở cửa cho các nước khác ra sao. Việt Nam phải cân bằng lợi ích giữa các nước, các hiệp định, chỉ cần lộ một chút thông tin về ý định ưu đãi nhiều hơn cho nước nào đó thì sẽ gặp phải sự phản ứng gay gắt.

Đó cũng là lý do mà EVFTA được hai bên thống nhất cơ bản kết thúc sau phiên đàm phán thứ 14 diễn ra hồi tháng 7-2015 nhưng vẫn chưa thể ký được hiệp định và có nguy cơ phải tiếp tục đàm phán các nội dung liên quan đến đầu tư FTA khi FTA của Singapore với EU đối mặt với làn sóng phản ứng dữ dội.

Tại sao phải ký cả EVFTA và IPA?

Thực tế Singapore là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á có FTA với EU. Song FTA này đã bị đưa ra Tòa án công lý Châu Âu (ECJ) xem xét trước khi có hiệu lực. Phán quyết của tòa đã chia hiệp định làm hai phần riêng biệt: thương mại tự do và một thỏa thuận riêng rẽ về bảo vệ đầu tư. Các nội dung liên quan đến đầu tư vốn phải được cơ quan lập pháp của tất cả các nước thành viên phê chuẩn, EU không được thay thẩm quyền đàm phán của các nước thành viên. Đó cũng là lý do Việt Nam phải mất thời gian lâu hơn dự kiến để chờ đợi phán quyết của tòa án.

Khi phán quyết của EJC được thông qua, các nước đang đàm phán FTA với EU như Việt Nam đồng thời cũng phải áp dụng luật này, tức là tách hiệp định thành hai hiệp định có nội dung riêng biệt. Tuy nhiên, ông Thái cho biết, việc tách hiệp định ban đầu thành hai hiệp định hoàn toàn không phải thao tác kỹ thuật thông thường mà cả hai hiệp định có mối ràng buộc rất chặt chẽ với nhau. Ví dụ, như FTA có những nội dung liên quan đến đầu tư như đầu tư trực tiếp, còn trong hiệp định đầu tư lại có nội dung liên quan đến hiệp định thương mại như bảo hộ thương mại, mở cửa thị trường cho nhà đầu tư. Như vậy, tuy riêng biệt nhưng không hoàn toàn tách rời.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, ông Nicolas Audier nhấn mạnh với báo giới hôm 1-7 tại Hà Nội rằng: “FTA này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 28 quốc gia châu Âu vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này có doanh thu từ vài chục triệu đô la Mỹ đến vài trăm triệu đô la Mỹ/năm. Hiệp định này như một công cụ pháp lý đảm bảo rất cao khi đầu tư vào Việt Nam”.

Ví dụ, một nhà đầu tư mở nhà máy tại Việt Nam thì điều kiện gia nhập và rút lui khỏi thị trường được dẫn chiếu theo quy định của EVFTA. Những điều khoản khác liên quan đến đầu tư điều chỉnh theo IPA.

IPA cho phép và đảm bảo các nhà đầu tư được phép dịch chuyển nguồn vốn, tài sản của mình sau khi thực hiện dự án đầu tư. Nhà nước cũng không được phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, Chính phủ cũng được miễn trừ đối với các lĩnh vực đầu tư có ảnh hưởng đến phát triển bền vững như môi trường, phát triển cộng đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả