Những nhà băng nào ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19?
Nhìn qua các ngân hàng hiện nay, một số đã công khai minh bạch thông tin như VCB, BID, ...còn một số đông vẫn im hơi lặng tiếng chưa cung cấp cho NĐT bất cứ một số liệu gì về tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khối các ngân hàng tư nhân.
Như năm 2019, các ngân hàng lần lượt báo lãi cao theo từng tháng thì hiện tại đã hết quý 2 nhưng mới có số ít các nhà băng ước tính số liệu hoạt động lãi lỗ của mình.
Việc "chậm trễ" không bắt buộc này vô hình cho chúng ta thấy cục diện của ngành ngân hàng là vô cùng khó khăn khi tác động bởi Covid lên hầu hết các ngành nghề. Có thể nói, hệ thống ngân hàng như một quả tim trong cơ thể người, có nhiệm vụ "bơm tiền" qua hệ thống động mạch đến các vùng mô cơ trên cơ thể (doanh nghiệp) để duy trì sự sống cho nền kinh tế. Và nền kinh tế cũng gián tiếp đẩy máu trở về tim sau một vòng tuần hoàn huy động - tín dụng.
TEAM16 cho rằng, trước khi lo ngại khối nợ xấu gây ra bởi doanh nghiệp làm ăn khó khăn, ảnh hưởng tới dòng tiền trả nợ và khả năng đáp ứng tài chính trong tương lai thì có một nhóm khách hàng sẽ là "nợ xấu" trực diện đã và đang trở lên rõ nét hơn - đó là tín dụng cá nhân, những người sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu, hoặc vay tiêu dùng tín chấp bằng lương của mình.
Covid mới chỉ kéo dài vài tháng nhưng đã khiến 8tr người TQ thất nghiệp, ở châu Âu, 120 ngàn người Ý cũng đã mất việc,....và con số này chắc chắn sẽ lên tới hàng triệu người tại Mỹ, Châu Âu, và hàng ngàn người tại các nước Đông Nam Á, nếu như chính phủ và người dân không kịp thời kiểm soát được dịch bệnh.
Theo thống kê thì tại Mỹ tới ngày 21/3 đã có 3,28 triệu người thất nghiệp bởi Covid19 và số dư nợ thẻ tín dụng đã tăng vọt lên 930 tỷ $, gấp 3 lần trước đó.
Còn tại Trung Quốc, một thống kê nhanh cho thấy, số lượng vỡ nợ tín dụng cá nhân đã tăng lên 4% trong hệ thống ngân hàng, so với mức 1% trước khi dịch bệnh xảy ra
Đối chiếu với Việt Nam, tuy mức độ dịch bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng thống kê qua các ngành như du lịch, dịch vụ, hàng không, khách sạn,....có mức sụt giảm rất mạnh trong quý 1 cũng kéo theo một tỷ lệ thất nghiệp cao so với giai đoạn trước đó.
Một khi các lệnh phong tỏa trên toàn thế giới vẫn còn thực thi thì nền kinh tế vẫn còn rất nhiều tiêu cực, và kể cả khi dịch bệnh được kiểm soát thì cũng cần một khoảng thời gian tính bằng quý, bằng năm mới có thể khôi phục được hiện trạng ban đầu.
Tại Việt Nam nhóm ngành bán lẻ cũng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt với các DN như MWG, ...vốn dĩ tỷ lệ mở mới cửa hàng và mật độ dân cư sẽ chiếm trọng số lớn trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp này. Nhưng việc thực hiện cách ly theo chỉ thị từ chính phủ sẽ khiến doanh nghiệp giảm sút doanh thu rất nhiều. Hơn nữa, mặt hàng bản lẻ của MWG thường kết hợp với các cty cho vay tiêu dùng trực thuộc các ngân hàng như Hxx, Vxx. Với bối cảnh hiện tại, thì cả 2 kênh đều bị siết chặt.
Người lao động mất việc, dẫn tới mất nguồn thu nhập để chi trả cho các hoạt động tín dụng không thiết yếu. Người đang sử dụng thẻ tín dụng, mất lương sẽ hạn chế việc hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Ngân hàng sẽ không dám cho vay tiếp, dẫn tới đứt mạch nguồn tài chính - vốn là nồi cơm nấu chúng với các doanh nghiệp bán lẻ.
Mong rằng các chính sách quyết liệt của chính phủ, và chỉ đạo mạnh mẽ từ trung ương sẽ sớm đưa VN trở lại quỹ đạo kinh tế với môi trường ổn định, giảm thiểu nguy cơ thất nghiệp đang hiện hữu của người dân.
Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Team 16. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: TEAM16 - Cộng sự đầu tư chứng khoán. SĐT: 096 969 8436. Hoặc truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận