Những mảnh ghép đầu tiên bức tranh lợi nhuận 2020
Bước qua tháng 1 cũng là thời điểm các doanh nghiệp tất bật thống kê và công bố kết quả kinh doanh cả năm sau một năm 2020 đầy biến động. Thống kê sơ bộ trong 20 doanh nghiệp cổ phần công bố đầu tiên, nhóm lợi nhuận tăng trưởng đang nhỉnh hơn về số lượng so với nhóm sụt giảm/thua lỗ.
Theo dữ liệu VietstockFinance, tính tới ngày 15/01, đã có 20 doanh nghiệp cổ phần công bố kết quả kinh doanh năm 2020 (chưa kể nhóm chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm). Trong đó, 11 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng, 6 doanh nghiệp giảm lãi, 1 doanh nghiệp chuyển lãi thành lỗ và 2 doanh nghiệp thua lỗ.
Những mảnh ghép tích cực đầu tiên
Ở chiều tích cực, Đầu tư CMC (HNX: CMC) đang là doanh nghiệp tăng trưởng lãi mạnh nhất năm 2020 với 1,142% (gấp hơn 12 lần), lãi ròng thu về hơn 415 triệu đồng. Tỷ lệ tăng trưởng lớn một phần do kết quả khiêm tốn của năm 2019 (lãi ròng hơn 33 triệu đồng). CMC cho biết doanh thu năm 2020 đạt hơn 72 tỷ đồng, tăng 42% so với 2019, nhờ tăng cường bán máy móc thiết bị và kinh doanh thêm pin năng lượng mặt trời.
Đáng chú ý, có tới 4 đại diện ngành cao su góp mặt trong nhóm tăng trưởng lãi, gồm PHR, HRC, TRC và BRC.
Theo BCTC riêng lẻ vừa công bố, Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) báo doanh thu thuần năm 2020 hơn 517 tỷ đồng, tăng 29% so 2019. Dù vậy, kết quả tăng trưởng lãi ròng 103% hoàn toàn đến từ chênh lệch khoản lãi khác.
Cụ thể, bên cạnh khoản thu từ thanh lý vườn cây cao su, PHR còn ghi nhận khoản tiền bồi thường hơn 860 tỷ đồng từ Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC). Trong đó, tài sản bị thu hồi, được đền bù thiệt hại là diện tích đất gần 346 ha do PHR quản lý nằm trên địa bàn 2 xã, phường thuộc thị xã Tân Uyên với tổng số tiền được đền bù tương ứng hơn 864 tỷ đồng. Hiện tại, PHR đang chuẩn bị tiến hành công tác bàn giao mặt bằng sạch cho NTC theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký giữa hai bên.
Chưa thoát khỏi “bóng đen Covid-19”
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thể hiện rõ qua tình hình sản xuất kinh doanh đi xuống của nhiều doanh nghiệp trong nước. Ở nhóm công bố đầu tiên, có 6 doanh nghiệp báo lãi sụt giảm và 3 doanh nghiệp thua lỗ.
Việc không có khách thuê khu công nghiệp Cộng Hòa (Chí Linh, Hải Dương) trong quý 4 khiến doanh thu của Vinaruco (UPCoM: VRG) sụt giảm thê thảm, lãi ròng đem về chỉ vỏn vẹn 161 triệu đồng (cùng kỳ 28 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2020, VRG đem về tổng doanh thu gần 22 tỷ đồng và lãi ròng hơn 11 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 60% và 59% so với thực hiện năm trước. So kế hoạch đề ra, Công ty mới thực hiện được 28% về doanh thu và 36% về lợi nhuận.
Song song với kinh doanh đi xuống, gần đây, VRG còn ghi nhận động thái bán ra cổ phiếu của nhiều cổ đông tổ chức có liên quan đếnngười nội bộ. Đáng kể nhất là giao dịch bán ra gần 1.5 triệu cp (5.75% vốn) của Cao su Tân Biên và hơn 1.4 triệu cp (5.46% vốn) của Cao su Mang Yang.
Lũy kế cả năm 2020, Cấp thoát nước Long An (UPCoM: LAW) ghi nhận doanh thu thuần gần 198 tỷ đồng, tăng 18% so năm trước. Ngược lại, lãi ròng giảm 64%, xuống còn 9 tỷ đồng.
Có 2 doanh nghiệp ngành thủy sản báo lỗ là NGC và AAM. Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) ghi nhận doanh thu thuần giảm 44% so cùng kỳ xuống còn 121 tỷ đồng và lỗ ròng gần 12 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 8 tỷ đồng).
Tình hình của Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền (HNX: NGC) còn u ám hơn. NGC ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh 86% so với năm 2019, xuống mức gần 18 tỷ đồng, và lỗ ròng gần 17 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 16 tỷ đồng). ).
Kết quả kinh doanh quý 4/2020 của 20 doanh nghiệp công bố đầu tiên. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance; PHR: Báo cáo riêng lẻ |
Kết quả kinh doanh năm 2020 của 20 doanh nghiệp công bố đầu tiên. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance; PHR: Báo cáo riêng lẻ |
Ngành dầu khi đi lùi
Dù chưa công bố báo cáo chính thức song nhiều doanh nghiệp đã hé lộ con số doanh thu, lợi nhuận ước tính.
Kết quả đi lùi của PLX chủ yếu do lỗ trước thuế hơn 1,700 tỷ đồng trong quý 1. Con số lịch sử này bắt nguồn từ việc giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh và kéo dài, khiến doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với giá trị lớn, đồng thời sản lượng tiêu thụ cũng giảm 10% so cùng kỳ do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tương tự PLX, nhóm doanh nghiệp ngành dầu khí nhìn chung đều không thoát khỏi gọng kìm của tác động kép trong năm 2020: Giá dầu thấp và dịch Covid-19. Như trường hợp của CNG Việt Nam (HOSE: CNG), dù sản lượng và doanh thu năm 2020 lần lượt tăng 16% và 8% so với năm 2019, song lãi sau thuế vẫn giảm 39%, ước tính chưa tới 52 tỷ đồng.
Về phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS), các hoạt động dịch vụ bị đình trệ, nhu cầu dịch vụ suy giảm và Công ty phải giãn tiến độ các dự án theo yêu cầu của khách hàng. PVS ước tính doanh thu năm 2020 ở mức 18,000 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2019; lãi trước thuế hơn 1,000 tỷ đồng, giảm 9%.
Ước tính kết quả kinh doanh năm 2020 của một số doanh nghiệp. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance; (*) VCS so sánh với kế hoạch thận trọng |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận