menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nam

Những kiểu nói dối về tiền bạc

Tham khảo một số kiểu nói dối về tiền bạc

Nói vống hoặc giảm giá, giấu hóa đơn hay sao kê, thậm chí nói món đồ mới mua là cũ... là những thói quen của nhiều cặp vợ chồng.

Theo một nghiên cứu năm 2018 về sự gian dối tài chính của Đại học Southern Mississippi (Mỹ), 27% người nói dối bạn đời về tiền bạc. Một khảo sát năm 2016 của Tổ chức Giáo dục Tài chính quốc gia (NEFE), Mỹ, cho thấy vấn đề này thậm chí còn phổ biến hơn, với 2/5 người nói dối.

Trước đó năm 2014, một khảo sát do tạp chí Money thực hiện cho thấy 22% người đã kết hôn thừa nhận tiêu tiền mà không muốn vợ hoặc chồng biết. Các ông chồng thường giấu giếm chi tiêu cho đồ điện tử hoặc sở thích, trong khi các bà vợ thường giấu việc mua sắm quần áo, giày dép, quà tặng cho bạn bè, gia đình.

Chuyên gia tài chính Megan McCoy, thành viên của tổ chức phi lợi nhuận Financialtherapyassociation, cho biết những lời nói dối nhỏ về tiền bạc có thể gây ra các vấn đề lớn hơn. Trong mọi trường hợp, sự không chung thủy luôn khiến ai đó bị tổn thương. Để tránh những rắc rối lớn hơn, dưới đây là những lời nói dối nên tránh.

1. Nói dối về giá cả

"Làm tròn mức giá bạn trả cho một khoản mua sắm là một ví dụ phổ biến nhất về sự không chung thủy tài chính", McCoy nói.

Ví dụ nếu bạn mua một chiếc ví hoặc một bộ gậy golf với giá 1.500 USD nhưng nói với vợ nó đang giảm giá, hoặc chỉ 1.000 USD, đây có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó sâu hơn đang diễn ra.

2. Giấu biên lai hay giao dịch

Việc giấu các món đồ đã mua hoặc biên lai là dấu hiệu cho thấy bạn không đủ tự tin để khẳng định nhu cầu của mình hoặc bạn xấu hổ, áy náy, cảm giác món đồ này không thực sự đáng mua. Một số người cũng nói dối đối tác bằng cách giả vờ "món đó anh/em mua lâu rồi/ cũ rồi/ dùng nhiều lần rồi".

Mua bằng tiền mặt để không thể kiểm tra được trên sao kê cũng tương tự giấu biên lai hoặc các món đồ bạn mua. Bí mật tiêu tiền có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn sợ bị trách mắng, sợ xung đột vì đã tiêu tiền cho bản thân.

3. Có tài khoản bí mật

"Có sự khác biệt giữa riêng tư và bí mật", McCoy nói. Nếu bạn hoặc bạn đời muốn có tài khoản riêng ngoài tài khoản chung, tốt nhất nên trung thực và chia sẻ lý do tại sao cần làm vậy.

Không phải cặp vợ chồng nào cũng hợp nhất tài chính, nên việc có tài khoản riêng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên việc bí mật tài khoản là dấu hiệu cho thấy bạn không có thói quen chi tiêu và tiết kiệm như vợ/chồng mình và không đủ tin tưởng họ.

4. Lấy tiền từ tài khoản chung mà không thảo luận trước

Một khi bỏ tiền vào một tài khoản tiết kiệm chung hoặc tham gia vào một mối quan hệ đã cam kết, tâm lý của bạn về tiền bạc sẽ thay đổi một cách tự nhiên. "Đó không chỉ là tiền của bạn nữa, mà là tiền chung", McCoy nói.

Tài khoản tiết kiệm đặc biệt nhạy cảm vì nó là một khoản dành cho tương lai của hai vợ chồng, thứ mà hai bạn đang cùng nhau xây dựng. Việc rút tiền ra khỏi tài khoản không báo trước là vấn đề nhạy cảm, dễ gây xung đột.

5. Giấu nợ

Một hình thức thiếu chung thủy tài chính ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn là giấu nợ. Khoảng một trong số 12 người được hỏi trong khảo sát của NEFE cho biết đã nói dối đối tác về số nợ. Một cuộc khảo sát không chính thức do NBC News thực hiện năm 2018 cho thấy việc lừa dối nợ thậm chí còn phổ biến hơn với 27% số người được hỏi cho biết đã gánh một khoản nợ nào đó mà không nói với người đầu gối tay ấp.

6. Nói dối về thu nhập

Một trong 20 người được hỏi trong cuộc khảo sát của NEFE cho biết đã nói dối về số tiền kiếm được. Mọi người có thể nói dối về thu nhập theo một trong hai hướng. Một số giấu giếm thu nhập cao, trong khi những người khác lại nói vống thu nhập.

Luật sư Nancy Chemtob, Mỹ, từng chia sẻ với Forbes trường hợp nghiêm trọng nhất mà cô từng gặp là một người phụ nữ đã nói dối chồng tương lai ngay trong lần hẹn hò đầu tiên, rằng cô có bằng đại học và đang làm công ăn lương, trong khi thực sự thất nghiệp. Trong suốt cuộc hôn nhân của họ, cô rời khỏi nhà mỗi ngày cùng lúc chồng đi làm. Cuối cùng người chồng phát hiện sự thật đã lập tức ly hôn.

Sự không chung thủy tài chính dường như phổ biến ở đàn ông hơn, với 46% nam giới và 38% nữ giới trong khảo sát của NEFE. Ngoại lệ, phụ nữ lại giấu nợ nhiều hơn đàn ông. Lý do phổ biến nhất khi nói dối tài chính là tránh xung đột, xấu hổ hoặc cảm giác tội lỗi, cảm giác mất an toàn. Đôi khi không chung thủy tài chính đi liền không chung thủy tình dục.

Mặc dù tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm trong các mối quan hệ, chuyên gia McCoy nhấn mạnh việc trao đổi cởi mở và lập chiến lược tiết kiệm trong tương lai có thể thực sự củng cố mối quan hệ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả