menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Uyển Trân

Những kịch bản về hành động gây hấn của Nga ở Ukraine

Trang mạng Corriere della Sera (Italy) ngày 20/2 đăng bài viết có tựa đề “Điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ?” của tác giả Fedirico Fubini, nội dung như sau:


Đối với các nước liên quan cũng như đối với phần còn lại của châu Âu, những kịch bản về một hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine không phải là duy nhất bởi vì các sự kiện vẫn có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Trong khi vẫn chưa biết điều gì có thể xảy ra, chúng ta bắt đầu phải suy nghĩ rõ ràng hơn về những con đường mà giờ đây dường như khó có thể quay lại trạng thái bình thường hoàn toàn.

Kịch bản đầu tiên, ngày càng xa vời, đó là sự hạ nhiệt nhanh chóng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine cũng như giữa các chính phủ phương Tây với Nga. Đối với nhóm thân tín gồm các cựu điệp viên KGB lớn tuổi, những người đang cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo mọi động thái của Moskva, đây là thời điểm không thể lùi bước. Moskva đã điều động 190.000 binh sĩ đến gần biên giới Ukraine. Đây là đợt huy động quân lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước mắt, rất ít có khả năng sớm diễn ra một cuộc lui quân nếu Điện Kremlin vẫn chưa cảm thấy “đạt được một số thành công chiến lược nào đó”.

Ngay cả khi cuộc “xâm lược” hay điều động "lực lượng gìn giữ hòa bình" của Nga vào Donbass không diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần tới, căng thẳng quốc tế ở đây là tình trạng bao vây quân sự xung quanh Ukraine vẫn có thể kéo dài ít nhất trong nhiều tháng. Bối cảnh đó cũng sẽ gây ra những hậu quả trực tiếp đối với Italy và phần còn lại của châu Âu: ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất (hoặc trong kịch bản ít kịch tính hơn), giá khí đốt tự nhiên và dầu mỏ được dự đoán vẫn sẽ cao hơn so với mức giá trong điều kiện hòa bình ở sườn phía Đông. Trong một thời gian dài nữa, chúng ta sẽ không còn được thấy những điều kiện thuận lợi về chi phí năng lượng như những năm gần đây.

Về mặt chính trị-quân sự, kịch bản này có thể xảy ra hơn song còn phụ thuộc vào diễn biến hàng ngày và việc các phiến quân ở Donbass có cố tình tạo ra các sự cố theo sự chỉ đạo của Điện Kremlin hay không, chẳng hạn như một vụ nổ đường ống dẫn khí đốt, việc xua đuổi những công dân nói tiếng Nga tới các khu vực biên giới của Nga và nhiều hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, biện pháp được Putin và các cựu điệp viên KGB thân tín của ông ưa thích là "chiến tranh hỗn hợp", không tuyên chiến và có thể cả không tham chiến (ví dụ như cuộc chinh phục Bán đảo Crimea năm 2014 mà không cần bắn một phát súng nào).

Theo kế hoạch đó, các "phiến quân" nói tiếng Nga ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine, sẽ kêu gọi quân đội Nga giúp đỡ vì những cáo buộc Ukraine vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Khi đó, Nga sẽ cử một “lực lượng gìn giữ hòa bình tự phong” với lý do duy trì trật tự cho cuộc trưng cầu dân ý độc lập “giả mạo” nhằm tách Donbass khỏi Ukraine và sáp nhập nó vào Nga (như đã xảy ra đối với bán đảo Crimea năm 2014). Tuy nhiên, lý do sâu xa trong kế hoạch này của Nga lại gồm 2 phần: Một là gây bất ổn cho chính phủ ở Kiev và sau đó, về mặt lâu dài, thay thế bằng một chính phủ thân Nga như ở Belarus; Hai là tạo ra một tình huống không rõ ràng, trong đó các nước châu Âu và Mỹ có thể bị chia rẽ về việc có nên sử dụng các biện pháp trừng phạt đặc biệt khắc nghiệt hay không.

Ông Putin nhận thức được rằng dư luận Tây Âu không muốn mạo hiểm để cho nền kinh tế suy thoái chỉ vì Ukraine và do đó sẽ tìm cách thúc đẩy khía cạnh này. Tuy nhiên, “ván bài” của ông Putin sẽ đối diện với rủi ro cao. Việc quân đội Nga tiến vào Donbass có thể gây ra phản ứng quân sự từ phía Ukraine, dẫn đến không tránh khỏi chiến tranh công khai giữa hai nước. Trong trường hợp đó, các biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ đối với Moskva sẽ rất khắc nghiệt và Nga có thể phản ứng bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Đức, Italy và Pháp. Ngược lại, các nước phương Tây không thể nhanh chóng thay thế toàn bộ khí đốt của Nga bằng các nguồn khác: họ phải áp dụng một số biện pháp “thắt lưng buộc bụng” về năng lượng như cắt giảm tiêu thụ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại