24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồng Ngọc
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những điểm sáng kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc đã chứng minh nhiều nhận định của giới chuyên gia rằng nền kinh tế thứ hai thế giới sụp đổ trong năm 2019 là quá vội vã và phiến diện.

Theo Tân Hoa Xã, một số doanh nhân từ lâu đã đề cập nguy cơ "hạ cánh cứng" của nền kinh tế Trung Quốc, song sự tăng trưởng phục hồi trong năm nay đã khiến giả thuyết này trở nên không có cơ sở.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia (NBS) Trung Quốc, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 6,2%/năm trong 3 quý đầu năm 2019, phù hợp với mục tiêu 6-6,5% đặt ra cho năm 2019, và vẫn vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Đức...

Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Ahmed Saeed cho biết nền kinh tế Trung Quốc đang đi theo con đường tăng trưởng tự nhiên sau khi đạt tốc độ tăng trưởng chưa từng thấy trong 4 thập kỷ qua.

Tháng 11 vừa qua, cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch tiếp tục duy trì xếp hạng tín dụng A+ đối với Trung Quốc, khẳng định triển vọng tăng trưởng ổn định của nước này được hỗ trợ bởi nguồn tài chính bên ngoài và thành tích kinh tế vĩ mô đều mạnh.

Thứ hai, vượt qua những nghịch cảnh, Trung Quốc đã tạo ra nhiều việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ổn định thay vì sa thải hàng loạt như một số ý kiến đồn đoán.

NBS cho biết 12,79 triệu việc làm đã được tạo ra trong 11 tháng đầu năm nay, vượt mục tiêu đặt ra hằng năm ở mức 11 triệu việc làm mới.

Do cơ cấu kinh tế của nước này dịch chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, nên ngành dịch vụ ngày càng phát triển, mô hình kinh doanh mới và nhiều chính sách hỗ trợ cũng mang tới nhiều cơ hội hơn.

Quan chức NBS cho biết thị trường việc làm ổn định nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định, điều chỉnh cơ cấu và đổi mới kinh doanh tiếp tục diễn ra nhanh chóng.

Thứ ba, bất chấp sức ép giảm giá, sản xuất tại Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện sự năng động, khác xa so với một số nhận định trái chiều.

Dữ liệu của NBS cho thấy chỉ số của các nhà quản lý sức mua đối với lĩnh vực sản xuất ở nước này đã tăng lên 50,2 trong tháng 11 so với 49,3 ghi nhận tháng trước đó.

Giới phân tích cho rằng với tư cách là quốc gia duy nhất sở hữu tất cả các loại ngành nghề trong phân loại của Liên hợp quốc (LHQ), Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh về chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và hiệu quả.

Thứ tư, trái ngược với dự đoán của một số nhà quan sát thị trường, ngoại thương của Trung Quốc vẫn ổn định trong năm nay, thậm chí tăng 2,4% so với năm ngoái lên 28.500 tỷ Nhân dân tệ (NDT) trong 11 tháng qua.

Xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao, chất lượng cao và giá trị cao tăng với tốc độ nhanh hơn mức trung bình. Phạm vi và quy mô của ngoại thương tiếp tục phát triển khi Trung Quốc mở cửa rộng hơn ra thế giới.

Thứ năm, những quan ngại của các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc do căng thẳng thương mại là quá mức, vì nước này đã chứng kiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 11 tháng đầu năm tăng 6%/năm và hơn 100 công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập mỗi ngày.

Theo báo cáo của Hội nghị LHQ về Thương mại và phát triển, Trung Quốc vẫn là nước nhận vốn lớn thứ hai và lớn nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển.

Ngoài ra, nước này còn áp dụng các chính sách và biện pháp lập pháp cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh trao quyền bình đẳng về quyền, cơ hội và luật lệ cho các công ty trong và ngoài nước, tăng 15 bậc lên vị trí thứ 31 trên bảng xếp hạng toàn cầu của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thuận lợi.

Và cuối cùng, trái ngược dự báo về nguy cơ "vỡ" thị trường vốn, với việc giảm bớt rủi ro và cải thiện hệ thống thị trường, Trung Quốc lại chứng kiến thị trường vốn tăng mạnh trong năm nay.

Chỉ số chứng khoán Thâm Quyến (Shenzhen Component Index) tăng gần 40% trong khi chỉ số Thượng Hải (Shanghai Composite Index) tăng gần 20% tính từ thời điểm chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018 đến nay.

Những nỗ lực mở cửa tài chính của Trung Quốc, bao gồm các chương trình kết nối chứng khoán và loại bỏ hạn ngạch QFII & RQFII vào thị trường vốn nước này, cũng như "sự phủ sóng" ngày càng rộng rãi của đồng NDT trên thế giới, khiến tài sản định giá bằng NDT trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trên thế giới và các trái phiếu QFII & RQFII đã tăng lần lượt 53,56% và 27,6% trong 9 tháng đầu năm nay./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả