menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trạm Cổ Phiếu Pro

Những điểm đáng lưu ý khi phân tích biên lợi nhuận gộp

Những điểm đáng lưu ý khi phân tích biên lợi nhuận gộp

1. BIÊN LỢI NHUẬN GỘP THỂ HIỆN ĐẶC THÙ CỦA TỪNG DN TRONG NGÀNH:

(i) Những doanh nghiệp có chuỗi giá trị sâu hơn thì sẽ có biên lợi nhuận gộp cao hơn.

Ví dụ:

**Sản xuất thép: **HPG bắt đầu sản xuất từ khâu quặng vì vậy DN có thể kiểm soát được chi phí & tối ưu được giá bán cho các bên khách hàng. Vì vậy, biên lợi nhuận gộp cao hơn hẳn.

Thương mại thép: NKG & HSG bắt đầu từ sản phẩm phôi nên không tự chủ được nguồn NVL => biên lợi nhuận mỏng hơn.

(Hình 1)

(ii) Mỗi ngành sẽ có khoảng biên lợi nhuận gộp khác nhau vì vậy không thể so sánh vị thế của từng doanh nghiệp nhưng nằm trong 2 ngành khác nhau.

Ví dụ, không thể so sánh biên lợi nhuận gộp ngành bán lẻ với ngành thép hoặc thủy điện.

2. DỰ ĐOÁN SÓNG NGÀNH:

Biên lợi nhuận là chỉ báo dùng để dự đoán sóng ngành ở các ngành mang tính chất chu kỳ.

Cụ thể:

Biên gộp cao sau 1 khoảng thời gian tăng kéo dài => Rủi ro tương lai cao, có thể giảm bất cứ lúc nào;

Biên gộp thấp sau 1 khoảng thời gian giảm kéo dài => Cơ hội dần hiện ra, ngành có thể đã chạm đáy và đi lên.

***Lưu ý: ***Những doanh nghiệp hạng 2 trong ngành thường là những cổ phiếu có mức tăng giá (tính theo %) cao nhất.

Ví dụ:

Sóng ngành chứng khoán: SBS sẽ có upside cao hơn so với VND hay SSI;

Sóng ngành thép: HSG, NKG sẽ có upside cao hơn so với HPG

Tuy nhiên, những cổ phiếu hạng 2 cũng sẽ giảm mạnh nhất khi những gì tốt đẹp nhất đi qua. Lợi nhuận cao, rủi ro cao!

3. PHÂN TÍCH:

Chiều dọc: So sánh biên lợi nhuận các DN trong cùng 1 ngành.

Đánh giá được vị thế của DN;

So sánh hiệu quả kinh doanh của các DN trong cùng 1 ngành;

Hiểu được giá trị gia tăng của ngành.

Chiều ngang: Đánh giá biên lợi nhuận của các DN trong 1 khoảng thời gian dài (3-5 năm).

Tính chu kỳ của doanh nghiệp. Năm nào “làm ăn khấm khá” biên gộp cao và ngược lại;

Vị thế của doanh nghiệp. Nếu Biên lợi nhuận giảm dần qua các quý/năm chứng tỏ vị thế của DN đang bị ảnh hưởng. Ngược lại, biên gộp tăng dần thể hiện DN đang tiến sâu vào chuỗi giá trị mới (Cơ hội đầu tư);

Cạnh tranh trong ngành và rào cản gia nhập ngành. Biên lợi nhuận gộp của DN càng cao chứng tỏ lợi thế cạnh tranh càng cao. Ví dụ: BWE (độc quyền ngành cung cấp nước sạch tại Bình Dương); SCS (độc quyền tháo dỡ, vận chuyển hàng hóa trong sân bay Tân Sơn Nhất)…

Những điểm đáng lưu ý khi phân tích biên lợi nhuận gộp

FB: Trạm Cổ Phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trạm Cổ Phiếu Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả