Những điểm đáng chú ý ở mã cổ phiếu VTP, "ông lớn" ngành logistics
Bằng phương pháp định giá cổ phiếu P/E, chúng tôi đưa ra khuyến nghị về giá trị của cổ phiếu VTP ở mức 143,100 đồng/ cổ phiếu. Vùng mua hấp dẫn với cổ phiếu này ở mức 129,000-130,000 đồng/ cổ phiếu.
Tổng CTCP Bưu chính Viettel (UpCOM)
* Giới thiệu khái quát:
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (viết tắt là Viettel Post), tiền thân từ Trung tâm phát hành báo chí được thành lập 01/07/1997 với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng. Năm 2006, Bưu chính Viettel chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thành Công ty TNHH NN MTV Bưu chính Viettel.
Các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của VTP bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa
- Đại lý kinh doanh phát hành báo chí
- Kinh doanh dịch vụ thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Cho thuê văn phòng
- Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyển phát nhanh
- Báo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
- Dịch vụ vận tải liên vận quốc tế bằng đường bộ, đường thủy
- Dịch vụ logistic...
VTP có mạng lưới hoạt động rộng khắp 63 tỉnh thàng trên cả nước với 2,200 bưu cục, 300,000 cửa hàng từ Viettel Telecom và hơn 4,000 tuyến phát đến từng hộ gia đình. Cùng với tập đoàn Viettel, VTP còn mở rộng hoạt động tại các thị trường nước ngoài như Campuchia và Myanmar.
*Triển vọng của ngành bưu chính viễn thông và vị thế của VTP:
Về triển vọng ngành, trong giai đoạn 2014- 2019, CARG trung bình ngành bưu chính đạt mức 21.4%. Cùng với đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử đã kéo theo nhu cầu chuyển phát nhanh, chuyển phát tiết kiệm, chuyển phát nhanh giao hàng thu tiền (COD), chuyển phát quốc tế, các dịch vụ kho bãi, vận tải hàng nguyên chuyến. Chính vì vậy, tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ bưu chính viễn thông và vận tải logistics vẫn còn rất lớn.
VTP hiện là doanh nghiệp đứng thứ 2 trong lĩnh vực bưu chính khi chiếm tới 21% thị phần. Thị trường hiện đang có 435 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động với mức tăng trưởng khá đều đạt 14%/năm. Mặc dù vậy, hơn 95% doanh nghiệp thuộc dạng SME có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, không có nguồn lực tài chính, khả năng cạnh tranh thấp. Vì vậy với thị phần như vậy, VTP có rất nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh ở mảng hoạt động vốn là thế mạnh của doanh nghiệp trong nhiều năm nay.
Với riêng VTP, doanh nghiệp này có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ cùng ngành. Cụ thể, VTP có lợi thế cắt giảm chi phí giao hàng, tối ưu về chi phí, thời gian và chất lượng dịch vụ chuyển phát do có mạng lưới chuyển phát rộng khắp, hệ thống các kho trung tâm và kho vệ tinh trên toàn quốc với số lượng lớn như đã nêu ở trên. VTP còn sở hữu 100 xe tải trọng tải từ 6-7 tấn, 12 toa trong 22 toa của tàu container nhanh Yên Viên (Hà Nội) – Sóng Thần (Bình Dương). Các doanh nghiệp con của VTP hoạt động tại các thị trường nước ngoài cũng góp phần không nhỏ trong việc phủ rộng hệ thống hoạt động của doanh nghiệp.
*Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2/2020:
- Doanh thu VTP tăng mạnh nhờ sau khi được nhận chuyển giao hệ thống bán hàng Viettel Telecom từ cuối Q1/2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 6,797 tỷ VND, tăng 125.3% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 199.6 tỷ VND, đạt mức tăng 21.2%.
- Hai nguồn doanh thu chính của VTP đến từ mảng cung cấp dịch vụ (bưu chính, vận chuyển hàng, kho bãi) và bán hàng với tỷ trọng gần tương đương nhau. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận từ hai mảng này lần lượt đạt mức tăng 10.7% và 1.15%, ghi nhận mức giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái.
- Dự phóng doanh thu và lợi nhuận cả năm 2020: Dựa trên triển vọng ngành và những lợi thế của doanh nghiệp nêu trên, chúng tôi dự phóng doanh thu cả năm 2020 của VTP đạt 16,324 tỷ đồng với mảng cung cấp dịch vụ tăng trưởng 16% đạt 7,167 tỷ đồng và mảng bán hàng đạt 9,157 tỷ đồng (tăng 414%). Dự phóng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 471 tỷ đồng ( tăng 23.9%).
*Tuy nhiên, VTP cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức:
1/ Hạ tầng đường bộ và đường sắt còn khá kém, năng lực vận chuyển hàng hóa đường hàng không cũng như đường thủy còn nhiều hạn chế. Bình quân chi phí logistic/GDP ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực dẫn đến chi phí gia tăng lớn đối với doanh nghiệp.
2/ Thị trường bưu chính Việt Nam còn thiếu nhiều cơ chế đặc thù. Việc tự động hóa chưa nhiều, chưa linh hoạt. Trang thiết bị cung ứng dịch vụ chưa thực sự được hiện đại hoá toàn bộ, hệ thống mã bưu chính đến địa chỉ chưa được ban hành. Việc tiêu chẩn chung của hàng hóa thông thường cho hàng hóa thương mại điện tử nên có nhiều trở ngại cho người sử dụng dịch vụ cũng như doanh nghiệp bưu chính.
3/ Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ và việc giải quyết nguồn nhân lực và chi phí nhân lực khi quy mô hoạt động tăng trưởng mạnh. Đây là khó khăn đặc thù với VTP so với các doanh nghiệp SME khác khi doanh nghiệp này được dự báo sẽ chứng kiến mức độ tăng trưởng rất ấn tượng trong thời gian tới
4/ Ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến khách hàng giảm các nhu cầu giao nhận hàng hóa. Đây là khó khăn chung của rất nhiều ngành nghề và doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trước những hành động quyết liệt và hiệu quả của Việt Nam trong việc đối phó và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thách thức này đã được giảm bớt phần nào.
*Định giá: Bằng phương pháp định giá cổ phiếu P/E, chúng tôi đưa ra khuyến nghị về giá trị của cổ phiếu VTP ở mức 143,100 đồng/ cổ phiếu. Vùng mua hấp dẫn với cổ phiếu này ở mức 129,000-130,000 đồng/ cổ phiếu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận