Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn cổ phiếu theo P/B.
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều phương pháp để chúng ta có thể đưa ra lựa chọn khi muốn lựa chọn 1 cổ phiếu nào đó để đầu tư. Trong số đó, P/B là một phương pháp khá phổ biến và được nhiều nhà đầu tư áp dụng vì tính đơn giản và hiệu quả của nó. Tuy vậy, vẫn có một số điểm đáng lưu ý cũng như những sai sót mà có không ít những nhà đầu tư đã vô tình mắc phải khi sử dụng phương pháp này.
1. Công thức tính chính xác của giá trị sổ sách.
Tổng giá trị sổ sách của cổ phiếu = Tổng tài sản – TSVH – Nợ.
Mặc dù công thức trên khá đơn giản và dễ nhớ nhưng vẫn có không ít người nhầm lẫn trong cách giá trị sổ sách của cổ phiếu. Việc tính thiếu các khoản nợ hay tài sản vô hình sẽ có thể khiến cho kết quả đầu ra bị thay đổi rất nhiều, làm sai lệch đi những đánh giá của bản thân nhà đầu tư đối với các cổ phiếu.
2. Chỉ số P/B càng thấp hay càng cao thì càng tốt?
Về cơ bản, việc P/B của 1 cổ phiếu nào đó cao(lớn hơn 1)phản ánh rằng thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác nếu P/B cao là do nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản thì nhà đầu tư sẽ cần đánh giá lại. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao mặc dù sẽ mang lại những cơ hội sinh lời lớn nhưng đi kèm với đó cũng là những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ suy giảm.
Như vậy thì liệu chỉ số P/B thấp(nhỏ hơn 1) là tốt? Câu trả lời cũng là không phải. Việc chỉ số P/B của 1 cổ phiếu thấp cũng là 1 vấn đề mà chúng ta phải nhìn nhận sâu hơn là vẻ bề ngoài của nó. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Thứ nhất, P/B thấp có thể là do nhà đầu tư đánh giá giá trị thị trường của cổ phiếu thực tế thấp hơn nhiều so với Giá trị ghi sổ. Vì thế, họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ cần đánh giá rõ xem vì sao nó lại bị định giá như vậy. Tuy nhiên, việc P/B của 1 cổ phiếu thấp cũng có thể là do doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên. Trong trường hợp này, có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và đó là cơ hội rất tốt để chúng ta mua vào.
Nói chung, sẽ rất khó để xác định 1 chỉ số P/B riêng lẻ của 1 cổ phiếu là tốt hay không. Nó sẽ có thể tốt ở ngành này, nhưng sẽ là kém ở một ngành khác. Do vậy, chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị. Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, việc chúng ta cần làm đó là so sánh chỉ số P/B của cổ phiếu công ty mình đang cân nhắc với cổ phiếu của đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành của nó. Có như vậy, kết quả sau cùng mới có thể mang tính khách quan và chính xác hơn.
3. Chỉ số P/B không phản ánh các giá trị tài sản vô hình.
Ngay khi nhìn vào công thức tính P/B, ta đã có thể nhận thấy rõ rằng chỉ số này chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Nó không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác…Trong khi đó, đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với bề dày phát triển thương hiệu và mạng lưới khách hàng rộng lớn, ví dụ như: VNM, MSN, HPG, FPT,… Như vậy, trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ dễ bị “đánh lừa” nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số P/B để đánh giá cổ phiếu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận