Những địa phương thu hút FDI lớn nhất 11 tháng và quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao
Xét theo địa bàn đầu tư, theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng năm 2023. Trong đó, Quảng Ninh vẫn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,11 tỷ USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 12 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2,4 tỷ USD (chiếm hơn 20,5% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh), tập trung vào các lĩnh vực sản xuất điện, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông lâm ngư nghiệp và hoạt động tư vấn quản lý…
Ưu thế của Quảng Ninh được các nhà đầu tư đánh giá cao là hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, trong đó có đường cao tốc kết nối với Hà Nội, Hải Phòng, sân bay quốc tế Vân Đồn; sở hữu cửa khẩu quốc tế; là “cầu nối” giữa Đông Bắc Á - Đông Nam Á.
Trong 10 tháng năm 2023, Quảng Ninh vượt qua nhiều "đầu tàu" về thu hút FDI như: Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM để vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước khi thu hút được hơn 3 tỉ USD nguồn vốn FDI.
Theo đó, trong 9 tháng năm 2023, Quảng Ninh cấp mới cho 18 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt trên 812 triệu USD và riêng trong tháng 10-2023, tỉnh Quảng Ninh cấp thêm giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký trên 2,2 tỉ USD.
Tiêu biểu là dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam tại khu công nghiệp cảng biển Hải Hà của Công ty TNHH công nghiệp Jinko Solar Việt Nam, có tổng vốn đầu tư 1,5 tỉ USD.
Trong số 5 địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước, ngoài Quảng Ninh vẫn giữ được thứ hạng thì thứ hạng của 4 địa phương còn lại gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Giang có sự thay đổi so với tháng trước. Cụ thể, trong 11 tháng 2023, TP Hồ Chí Minh xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,08 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư cả nước, giảm 12,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 2,8 tỷ USD, 2,7 tỷ USD và 2,6 tỷ USD.
Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (38%), số lượt dự án điều chỉnh (25,3%) và góp vốn mua cổ phần (66,6%).
Xét theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với hơn 57,25 tỷ USD (chiếm gần 12,4% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 40,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với hơn 39,58 tỷ USD (chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư).
📢 Trong 11 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt khoảng 461 nghìn tỷ đồng, đạt 65,1%, cao hơn 6,77% so với cùng kỳ và số tuyệt đối cao hơn so cùng kỳ hơn 122,6 nghìn tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước tốt hơn so với năm 2022, song hiện còn 41 bộ, cơ quan Trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phân tích nguyên nhân đạt được, bài học kinh nghiệm, nhất là phản ánh những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc khiến việc giải ngân và thực hiện đầu tư công chưa đạt mong muốn; đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa giải ngân đầu tư công.
📣 Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc niên độ ngân sách nhà nước năm 2023, trong khi khối lượng giải ngân còn khá lớn (khoảng 247 nghìn tỷ đồng); đồng thời yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương nêu cao tinh thần vượt khó, lấy khó khăn, thách thức là động lực để phấn đấu vươn lên, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao với quan điểm chủ đạo.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận