Những đại gia chi trăm tỷ giúp EVNFinance tăng vốn gấp đôi
Việc tăng vốn thành công giúp EVNFinance có thêm nguồn lực để tăng trưởng quy mô dịch vụ tài chính có ứng dụng công nghệ số, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng qua cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoặc mua cổ phần.
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, mã: EVF) công bố hoàn tất đợt chào bán 351 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá 11.000 đồng/cp. Toàn bộ lượng cổ phiếu chào bán đã được phân phối hết, doanh nghiệp thu ròng 3.861 tỷ đồng.
Trong đó, 124,4 triệu cổ phiếu được 840 cổ đông thực hiện quyền mua và 226,7 triệu cổ phiếu phân phối cho 34 nhà đầu tư có nhu cầu. Ngày kết thúc đợt chào bán 27/11 và ngày dự kiến chuyển giao cổ phiếu trong quý I/2024.
Sau phát hành, vốn điều lệ công ty tăng gấp đôi lên 7.021 tỷ đồng. Tổng số lượng cổ đông tại ngày 27/11 là 56.074 gồm 56.030 cá nhân trong nước, 44 tổ chức trong nước và 40 nhà đầu tư nước ngoài. Cổ đông tổ chức nắm gần 20% vốn công ty. Công ty tiếp tục không có cổ đông lớn (sở hữu 5% vốn trở lên).
Theo công bố từ EVNFinance, nhóm nhà đầu tư liên quan gồm bà Nguyễn Thị Định cùng con Nguyễn Ngọc Thủy Anh và Nguyễn Khắc Hùng đã chi tổng cộng hơn 186 tỷ đồng để mua 5,97 triệu cổ phiếu theo quyền và 11 triệu cổ phiếu dư (các cổ đông hiện hữu khác không mua). Nhà đầu tư Nguyễn Văn Cảnh chi 191 tỷ để mua 17,36 triệu cổ phiếu (3,36 triệu theo quyền và 14 triệu dư). Nhà đầu tư Nguyễn Trung Kiên cùng công ty có liên quan – Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Hòa An (ông Kiên làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật) chi 225 tỷ đồng để mua 20,4 triệu cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư khác chi trên 100 tỷ giúp EVNFinance hoàn thành đợt tăng vốn như Nguyễn Thanh Quế, Hồ Ngọc Tú, Hoàng Minh Ngọc, Nguyễn Thị Minh Lan…
Xét về tổ chức, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình đã mua 10,8 triệu cổ phiếu dư do cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền, Công ty cổ phần Quản lý quỹ HD mua 14,7 triệu đơn vị, Công ty cổ phần Công nghệ Hietek mua 12 triệu.
Việc tăng vốn thành công giúp EVNFinance có thêm nguồn vốn để tăng trưởng quy mô dịch vụ tài chính có ứng dụng công nghệ số, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng qua cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoặc mua cổ phần.
Đối với hình thức mua lại cổ phần doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, EVNFinance cam kết tuân thủ quy định góp không vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đồng thời, công ty tài chính cũng không sử dụng vốn thu được để mua cổ phần dẫn đến mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản theo quy định.
EVNFinance được thành lập từ 2008 với mục tiêu thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị thành viên. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng đều đặn từ 2013 đến nay.
9 tháng năm nay, thu nhập lãi thuần ghi nhận giảm 43% xuống 404 tỷ đồng nhưng lãi hoạt động dịch vụ tăng từ 15 tỷ lệ 37,5 tỷ đồng và mua bán chứng khoán chuyển lỗ 37 tỷ thành lãi 326 tỷ đồng. Đồng thời, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng từ 11 tỷ lên 102 tỷ đồng. Chi phí hoạt động giảm 33% xuống 215 tỷ đồng. Nhờ đó, lãi ròng tăng 13% lên 275 tỷ đồng.
Giao dịch lình xình quanh vùng 10.000 – 12.000 đồng/cp trong tháng 9, từ đầu tháng 10, mã chứng khoán EVF bất ngờ tăng mạnh lên 17.200 đồng/cp, tức tăng 63% trong vòng 1 tháng.
Diễn biến cổ phiếu EVF trong 6 tháng qua, nguồn: TradingView
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận