Những bài học xương máu về chứng khoán của Edward Thorp: “Tôi đã mất hết tiền và bị “làm thịt” như thế nào?”
Lãi và lỗ luôn là hai thứ tồn tại song song trên thị trường chứng khoán, không một nhà đầu tư nào cả cuộc đời chỉ có lãi mà không có lỗ. Nhiều nhà đầu tư còn mất toàn bộ số tiền bỏ ra đầu tư của bản thân, tuy mất sạch số tiền bỏ ra nhưng nhà đầu tư sẽ nhận lại được những bài học đắt giá.
Edward Oakley Thorp sinh ngày 14/8/1932, ông là một giáo sư toán học người Mỹ, một nhà kinh tế, đầu tư kiêm nhà quản lý quỹ phòng hộ.
Bên cạnh đó, ông cũng là một trong những thiên tài toán học dành thời gian tâm huyết nghiên cứu và tìm ra cách đánh bại các nhà cái trong trò blackjack bằng cách vận dụng lý thuyết xác suất thống kê. Ông tiên phong trong các ứng dụng hiện đại của lý thuyết xác suất, bao gồm cả việc khai thác các mối tương quan rất nhỏ để đạt được lợi ích tài chính đáng kinh ngạc.
Từ một thiên tài toán học ông đã vận dụng các kiến thức của mình để kiếm hàng trăm triệu đô để rồi được mệnh danh là ông trùm phố Wall. Nhưng trước khi trở nên giàu có thì Edward Oakley Thorp đã từng mất sạch tiền ở thị trường chứng khoán, sau đó rút ra những bài học xương máu về chứng khoán.
Không nên quá tự tin vào phân tích của bản thân
Là một thiên tài toán học, Edward Oakley Thorp thường rất chính xác trong việc phân tích kinh tế, điều đó là tạo cho ông sự tự tin với năng lực của bản thân.
Mặc dù đúng trong phân tích kinh tế của mình, nhưng ông đã không đánh giá hợp lý rủi ro do lạm dụng đòn bẩy, quản lý rủi ro bất hợp lý, những thứ đó đã khiến Edward Oakley Thorp nhận một khoản lỗ nặng nề, khắc sâu khiến Edward Thorp luôn chú trọng tới quản lý rủi ro suốt cuộc đời mình trong hơn 50 năm sau đó. Ông cũng đã nói, khoản đầu tư đầu tiên thua lỗ đã góp sức vào sự học hỏi của tôi.
Đừng nên đầu tư vào cổ phiếu của một công ty khi chưa thực sự hiểu về công ty đó
Việc đầu tư vào công ty mà chưa thực sự hiểu về công ty đó, là lỗi sai mà các nhà đầu tư từ xưa đến nay rất hay mắc phải. Edward Oakley Thorp cũng không phải là ngoại lệ. Ông từ kể rằng, bản thân mình đã từng đầu tư 4.000 USD kiếm được từ việc chơi blackjack và bán sách để mua 100 cổ phiếu giá 40 USD của công ty Electric Autolite, một công ty mà ông nghe nói đáng bán cổ phiếu với giá hời, ông cũng nghe rằng trong tương lai công ty đó sẽ bùng nổ công nghệ, có các hợp đồng mới béo bở, và doanh số nhảy vọt. Để rồi chứng kiến nó lao dốc trong hai năm kế tiếp xuống còn 20 USD một cổ phiếu, làm mất một nửa khoản đầu tư 4.000 USD của mình.
Không có ý niệm khi nào bán ra, Edward Oakley Thorp quyết định giữ cho đến khi cổ phiếu quay lại giá mua ban đầu, để không bị thua lỗ. Đây chính xác là động thái của những con bạc thua cược và miệt mài chơi cho đến khi gỡ được hòa. Phải mất 4 năm, nhưng cuối cùng. Edward Oakley Thorp đã bán ra với số tiền 4.000 USD ban đầu của mình.
Từ sự việc đó thấy được rằng, các nhà đầu tư nên đầu tư vào những thứ họ tin chắc rằng mình hiểu rõ và hãy biết khống chế cảm xúc. Edward Oakley Thorp đã rất may mắn khi cổ phiếu ông có đã quay lại với giá ban đầu, nhưng đừng nghĩ rằng bạn cũng sẽ may mắn như vậy, hãy tính toán để cắt lỗ trước khi quá muộn.
Đừng hùa theo những gì mà các nhà đầu tư gọi là đà hay quán tính
Edward Oakley Thorp đã từng bị hai chuyên gia đầu tư bảo hiểm lâu năm từ Dallas lôi kéo một vào cuộc phiêu lưu trên thị trường. Họ tuyên bố sẽ ngồi trên đống tiền khi đầu tư vào các công ty bảo hiểm nhân thọ.
Theo những con số của họ, chỉ số đánh giá xếp hạng tín dụng mức AAA của A. M. Best (A.M. Best là tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín tập trung vào ngành bảo hiểm) về giá trung bình của các công ty trên đã tăng lên hằng năm trong 24 năm qua, và họ có những lý lẽ vững chắc chứng minh điều này sẽ tiếp tục. Không nghi ngờ gì nữa, chuỗi thành công đáng kinh ngạc mà họ nhận định đã chấm dứt ngay sau khi Edward Oakley Thorp mua vào, và tất cả đều mất tiền.
Qua những điều bản thân ông tự mình trải qua, Edward Oakley Thorp rút ra bài học rằng không hùa theo những gì mà các nhà đầu tư gọi là đà hay quán tính, một chuỗi tăng trưởng liên tiếp hay giảm giá sẽ kéo dài, trừ khi bản thân có thể chứng minh xác đáng cho điều đó.
Chứng khoán luôn là thị trường khó khăn, thế nên các nhà đầu tư phải luôn tỉnh táo trong các quyết định của chính mình. Không nên chỉ nghe theo lời những nhà đầu tư khác mà làm theo, mỗi nhà đầu tư phải luôn có kiến thức và hiểu biết về những thứ bản thân bỏ tiền vào, nhưng cũng đừng tự phụ, quá tự tin vào những phân tích của chính mình mà bỏ qua các rủi ro của thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận