24HMONEY đã kiểm duyệt
26/07/2022
Những bài học "đắt giá" cho NĐT F0 (Phần 3)
Những bài học "đắt giá" cho NĐT F0 (Phần 3)
21. Nhận biết đáy: rất khó ai có thể đủ trình độ để biết đâu là đáy chính xác. Nhưng kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, bạn sẽ thấy đường đi từ đỉnh xuống sẽ phá mốc hỗ trợ vài phiên, rồi xen kẽ vài phiên bull để thoát hàng, rồi thị trường giảm nhẹ dần đều. Sau đó thêm tác động của shortsell rồi nhà cái khiến thanh khoản cổ phiếu giá sàn bùng nổ và được mua hết. Lúc này thị trường sẽ dần dần đi ngang, và có thể tạm gọi là đáy.
22. Thị trường có 3 phiên giá giảm liên tiếp, mức giảm hướng tăng dần, phiên thứ 4 sẽ ngừng rơi (tăng giảm ko đáng kể, thường là xanh). Nếu có dòng tiền đi vào lúc này, thị trường sẽ có vòng quay mới. Còn không, nó sẽ giảm sâu nữa để tìm dòng tiền.
23. Cảnh giác với tin PR trên mạng: Các trang web chuyên về tài chính chứng khoán thường PR một số dòng cổ phiếu nào đó, hoặc đưa quá nhiều tin tốt về một cổ phiếu, rồi đi kèm theo là bản tin nhận định thị trường của công ty chứng khoán…
Lúc này, bạn nên tự hỏi rằng sao lúc giá thấp họ không bao giờ giới thiệu cho bạn, mà chỉ giới thiệu khi giá nó đã lên cao? Nếu là người không có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thì bạn sẽ hiểu ra rằng, không một ai dẫn đường cho bạn đi kiếm lời cả, bởi vì khối tự doanh của họ sẽ bán chính cổ phiếu đó của họ ra với giá cao hơn.
24. Đừng biến mình thành nô lệ của chứng khoán. Biết chăm chỉ là tốt, nhưng hãy phân chia thời gian hợp lý và cân bằng, không nên dán mắt cả ngày vào bảng điện. Quan trọng nhất là 15 phút đầu ATO, 15 phút cuối ATC, gần cuối giờ sáng, đầu giờ chiều và gần cuối giờ chiều. Còn lại thì không cần quá bám nhiều vào đó, sẽ làm giảm hiệu quả công việc chính, lại còn khiến bạn tinh thần bạn bị tra tấn hoặc hưng phấn quá mức trước những thông tin biến động.
25. Thông tin là để biện minh cho thị trường, chứ bản chất thông tin không có tốt xấu. Khi giá thị trường lên cao, tin tốt sẽ được đưa ra nhiều, bạn cần hiểu rằng mình nên bán cùng với họ. Còn ở chiều ngược lại, thị trường giá xuống đã khá sâu, có quá nhiều tin xấu thì cũng là lúc bạn nên mua dần.
26. Nếu thị trường đi ngang và thanh khoản thấp trong một thời gian dài là lúc thị trường đang tạo đáy, lúc này các công ty môi giới thương sẽ rao điệp khúc “giá sẽ còn giảm mạnh nữa”. Tuy nhiên hãy tỉnh táo, bởi đây chính là thời điểm tuyệt vời để gom hàng, báo hiệu rằng sẽ có một đợt sóng phục hồi sắp xảy ra.
27. Sau các kỳ họp Quốc Hội, sẽ thường có nhiều tin đồn xấu và thị trường sẽ có xu hướng đi ngang hoặc xuống nhẹ sau thời gian này. Nhưng nếu họp xong mà không có tin tức xấu nào, thì sẽ có sóng trong ngắn hạn.
28. Khi thị trường giảm điểm mạnh bất ngờ, người ta sẽ lấy một vài mã cổ phiếu trụ cột ra để chịu trách nhiệm, vì chỉ có những mã này mới có khả năng cứu được thị trường, giống như câu nói: “Xuống bằng trụ gì thì lên lại bằng trụ đó”.
29. Có một câu nói quen thuộc trong bóng đá: “Tấn công nhiều mà không ghi được bàn thắng thì ắt sẽ bị thủng lưới”. Chứng khoán cũng hệt như vậy, nếu nhiều lần chinh phục mức kháng cự không thành công, chắc chắn bạn sẽ phải trả giá đắt.
Kinh nghiệm chơi chứng khoán, không nên bắt đáy bất kỳ cổ phiếu nào, mà hãy đợi nó tạo đáy rồi hãy ôm. Nguyên nhân là bởi một cổ phiếu sau một thời gian xuống dài, chưa chắc đã lên ngay, cùng lắm là hồi nhịp kỹ thuật. Giống như bạn té ngã xuống núi, bạn sẽ không còn đủ sức mà có thể nhanh chóng leo lên ngay được.
30. Dù có thua lỗ ở một cổ phiếu, thì đừng coi nó là kẻ thù, mà kẻ thù chính là bản thân bạn. Bạn thất bại với cổ phiếu đó là bởi bạn mua nó lức giá lên cao. Tại sao không hỏi ngược lại mình rằng, tại sao lúc nó đi vào vùng đáy, bạn lại giữ thù hận, chê bai nó? Biết đâu trong lúc bạn vẫn cảnh giác với nó, thì nó đã trở thành kho vàng quý báu cho người khác rồi.
Bình luận