Nhựa xây dựng – Duy trì lợi thế từ nguyên liệu giá thấp
Cho 9 tháng đầu năm 2024 (9T24), các công ty nhựa xây dựng chưa ghi nhận sự tăng trưởng về mặt doanh thu khi nhu cầu với sản phẩm chưa phục hồi tích cực, với doanh thu của BMP và NTP lần lượt đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (-3%YoY) và 3,8 nghìn tỷ đồng (tương đương cùng kỳ 2023).
Tuy nhiên điểm sáng nằm ở biên lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện so với 2023, khi giá hạt nhựa PVC giảm về mức USD 790/tấn (-9%YoY), do: 1/ Tình trạng dư cung các nguyên vật liệu nhựa tại thị trường Trung Quốc; 2/ Nhu cầu vật liệu xây dựng chưa phục hồi hoàn toàn. Biên lợi nhuận gộp (GPM) của BMP và NTP trong 9T24 lần lượt đạt 43% (so với 41% trong 2023) và 30,5% (so với 30% trong 2023), duy trì ở mức cao nhất trong giai đoạn 2020-2024
Cho quý 4/2024, giai đoạn cao điểm của xây dựng nội địa, chúng tôi cho rằng sản lượng của các công ty sẽ ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với quý 3/24 và so với cùng kỳ 2023, khi thị trường BĐS dân dụng có dấu hiệu hồi phục. Về mặt nguyên liệu (hạt nhựa PVC), nhu cầu chưa có sự hồi phục rõ rệt, qua đó chúng tôi kỳ vọng giá nguyên liệu sẽ dao động với biên độ hẹp ở USD790/tấn (tương đương so với quý 3/2024).
Với công ty trong danh mục theo dõi - BMP, chúng tôi kì vọng sản lượng bán hàng quý 4 có thể đạt 25 nghìn tấn (tăng 2%YoY), tương ứng doanh thu ước đạt 1.468 tỷ đồng (tương đương quý 4/2023). Biên GPM duy trì ở ở 43% và lợi nhuận ròng quý 4/24 có thể đạt 282 tỷ đồng (+13%YoY). Cho cả năm 2024, lợi nhuận sau thuế của BMP có thể đạt 1.042 tỷ đồng (tương đương năm 2023 và hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp).
KQKD 9 tháng 2024 – Sản lượng chưa đột biến, lợi thế từ nguyên liệu giá thấp
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) và công ty Nhựa Bình Minh (BMP) là 2 công ty sản xuất vật liệu nhựa xây dựng (sản phẩm chính là ống nhựa) có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, và đứng đầu tại các thị trường trọng điểm (NTP với thị trường miền bắc và BMP với thị trường miền nam). Trong năm 2023, do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường BĐS, sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, với sản lượng của NTP và BMP lần lượt đạt 98,6 nghìn tấn (-2%YoY, hiệu suất hoạt động 49%) và 87 nghìn tấn (-11%YoY, hiệu suất hoạt động đạt 58%). Về mặt giá bán trung bình trên mỗi sản phẩm (ASP), trong khi BMP duy trì chính sách giá ổn định và cao hơn trung bình ngành (59,8 triệu đồng/tấn), thì NTP giảm giá bán ASP trong 2023 về 51,6 triều đồng/tấn (-7%YoY) nhằm duy trì thị phần, trong bối cảnh giá hạt nhựa PVC giảm mạnh về mức USD 835/tấn (-25%YoY).
Sang năm 2024, các công ty hầu như duy trì giá bán trung bình như trong năm 2023, tuy nhiên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ghi nhận sự phân hóa. Trong nửa đầu năm 2024 (1H24), BMP ghi nhận doanh thu đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (-21%YoY), ngoài từ sản lượng bán hàng tại thị trường miền nam chưa hồi phục (tương ứng với tốc độ hồi phục tương đối chậm của thị trường BĐS miền nam) còn hàm ý về việc BMP có dấu hiệu mất thị phần do duy trì chính sách giá cố định (trong bối cảnh các doanh nghiệp đối thủ có xu hướng giảm giá bán do giá nguyên liệu giảm mạnh trong năm 2023). NTP ghi nhận doanh thu 1H24 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (+4%YoY), ước tính sản lượng bán hàng ghi nhận mức tăng trưởng 10%YoY, cho thấy công ty duy trì được thị phần ở miền Bắc (thị trường miền Bắc cũng ghi nhận mức phục hồi rõ ràng hơn). Riêng trong quý 3/24, BMP ghi nhận doanh thu phục hồi và đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (+52% YoY, +22%QoQ, đến từ các hoạt động kết nối với đại lý trong quý 3 giúp công ty bắt đầu lấy lại thị phần); trong khi NTP ghi nhận doanh thu suy giảm về 1,2 nghìn tỷ đồng (-8%YoY, -29%QoQ) do ảnh hưởng của mùa mưa bão tại thị trường miền bắc.
Cho 9 tháng đầu năm 2024 (9T24), các công ty chưa ghi nhận sự tăng trưởng về mặt doanh thu khi nhu cầu với sản phẩm nhựa xây dựng chưa phục hồi tích cực, với doanh thu của BMP và NTP lần lượt đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (-3%YoY) và 3,8 nghìn tỷ đồng (tương đương cùng kỳ 2023). Tuy nhiên điểm sáng nằm ở biên lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện so với 2023, khi giá hạt nhựa PVC giảm về mức USD 790/tấn (-9%YoY), do: 1/ Tình trạng dư cung các nguyên vật liệu nhựa tại thị trường Trung Quốc; 2/ Nhu cầu vật liệu xây dựng chưa phục hồi hoàn toàn. Biên lợi nhuận gộp (GPM) của BMP và NTP trong 9T24 lần lượt đạt 43% (so với 41% trong 2023) và 30,5% (so với 30% trong 2023), duy trì ở mức cao nhất trong giai đoạn 2020-2024.
Cho quý 4/2024, giai đoạn cao điểm của xây dựng nội địa, chúng tôi cho rằng sản lượng của các công ty sẽ ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với quý 3/24 và so với cùng kỳ 2023, khi thị trường BĐS dân dụng có dấu hiệu hồi phục (tham khảo Nhật ký chuyên viên ngành BĐS). Về mặt nguyên liệu (hạt nhựa PVC), nhu cầu chưa có sự hồi phục rõ rệt, qua đó chúng tôi kỳ vọng giá nguyên liệu sẽ dao động với biên độ hẹp ở USD790/tấn (tương đương so với quý 3/2024).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận