menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thanh Thúy Pro

Nhu cầu chuyển hướng từ CeFi lên DeFi sau cú sập đổ của FTX

Cuộc khủng hoảng của FTX, một trong những sàn giao dịch mã hóa lớn nhất nước Mỹ đang là tâm điểm của thị trường crypto những ngày gần đây. Vụ sụp đổ này cùng với các nền tảng kỹ thuật số lớn mạnh khác như Celsius Network, BlockFi, Voyager Digital đang thể hiện rõ lỗ hổng của các sàn giao dịch tập trung (CEX) và các nền tảng được tài trợ tập trung (CeFi). Đồng thời, bài học này cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc chuyển dịch sang các nền tảng phi tập trung (DeFi).

Trong phần mở đầu bài viết trên Coindesk của Amanda Cassatt, nhà sáng lập và CEO của Serotonin, đồng thời giám đốc Marketing của ConsenSys đã bình luận rằng: “Sự sụp đổ của FTX đã chỉ ra các vấn đề của tài chính tập trung (CeFi) và thể hiện nhu cầu rõ ràng để đẩy mạnh phát triển tài chính phi tập trung (DeFi). Đế chế giao dịch tiền điện tử của Sam Bankman-Fried đã không thể và sẽ không xảy ra nếu nền tảng này vận hành trên một giao thức phi tập trung và minh bạch.”

Sau dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự sụp đổ của FTX và Alameda Research gần đây nhất đã gây ra một cuộc “tháo chạy của các ngân hàng” trên khắp các thị trường tiền điện tử. Nhiều nền tảng CEX và CeFi bị quá tải với việc người dùng rút tiền hàng loạt, buộc họ phải đóng băng chuyển khoản khỏi nền tảng. Một số phải vỡ nợ. Hầu hết người dùng trên FTX có thể sẽ mất toàn bộ số tiền của họ và không được tiếp cận với tài sản của chính mình.

Trong khi đó, mặc dù có thể bán tháo, Uniswap, Balancer, Curv và các sàn giao dịch phi tập trung khác (DEX) và các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) đều đang hoạt động trơn tru, cho phép người dùng thoát khỏi các vị trí tiền điện tử của họ nếu muốn, hoặc có thể tận dụng giá thấp và mua vào… Mặc dù người dùng đang nhìn thấy danh mục đầu tư của họ giảm giá trị hàng ngày trong thời điểm hiện tại, họ không bao giờ mất quyền truy cập vào tài sản của mình. ”Tôi không biết có biện pháp nào để bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn ngoài cách này hay không”, Amanda nói.

Các nền tảng DeFi được thiết kế để bảo toàn các lợi ích cho người dùng với các ưu thế như: không cần sự cho phép, luôn đảm bảo tính minh bạch, khả năng chống kiểm duyệt và quyền quản lý tài sản tự chủ cho người dùng. Với sự phát triển của công nghệ blockchain hiện tại, người dùng nên cân nhắc chuyển hướng sang các nền tảng càng phi tập trung càng tốt, để tránh chính xác kịch bản đã xảy ra trong những ngày gần đây. Lịch sử có thể không lặp lại, nhưng chắc chắn nó có tính quy luật, và sẽ tốt hơn nếu chúng ta chú ý đến những bài học này.

Giống như các tổ chức tài chính lớn liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2008 đều quyên góp rất hào phóng cho các chiến dịch chính trị, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã dành những tuần cuối cùng để chi tiêu một cách xa hoa cho các cơ quan quản lý của tòa án. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Sam Bankman-Fried thậm chí còn táo bạo khi nói rằng cần có điều khoản bảo vệ người dùng DeFi. Trong khi đó, rõ ràng Sam đang điều hành một sàn tập trung lớn thứ hai thế giới và các nền tảng tập trung này coi DeFi là đối thủ cạnh tranh. Những gì Sam muốn có thể không phải là bảo vệ người tiêu dùng, mà là bảo vệ vị trí hiện tại và giành lấy quyền cạnh tranh của mình.

Các cơ quan hành pháp đang chú ý đến sự sụp đổ này vì rõ ràng đây là công việc của họ. Nhưng có lẽ họ cũng nên nhận ra rằng dưới luận điểm bảo vệ người tiêu dùng, DeFi đã đánh bại CeFi hết lần này đến lần khác.

Nếu có một bài học đắt giá cho sự thất bại của FTX, thì đó chính là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của “phân quyền”. Mặc dù nó đã tạo ra ảnh hưởng dây chuyền tới giá cả của thị trường tiền điện tử, các blockchain không ưu tiên phân quyền trong mục tiêu thiết kế đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Sự sụp đổ của FTX đã chỉ rõ đây là một thất bại của CeFi, không phải DeFi - và thu hút sự chú ý của tất cả các nhà đầu tư, cơ quan quản lý cũng như người dùng thông minh. Thị trường tiền điện tử đã học được bài học đắt giá, đối với họ, đã đến lúc phải chuyển hướng. Chào mừng bạn đến với tương lai “phi tập trung”.

Sự khác biệt thông thường giữa sàn CeFi và DeFi:

Nhu cầu chuyển hướng từ CeFi lên DeFi sau cú sập đổ của FTX

CeFi yêu cầu người dùng phải đăng ký thông tin, chuyển nạp tiền lên tài khoản trên sàn giao dịch. Trong khi đó, DeFi cho phép người dùng lưu trữ tài sản trên ví điện tử của riêng mình, các giao dịch được diễn ra nhanh chóng và lưu trữ trực tiếp trên ví của họ mà ko phải chịu rủi ro lưu ký trên sàn.

Có thể nói, nền tảng CeFi là mô phỏng của các ngân hàng truyền thống, trong khi đó, DeFi không phụ thuộc vào các bên trung gian tài chính trung ương như người môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng để cung cấp các công cụ tài chính truyền thống, mà thay vào đó sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain.

Hiện tại, DeFi chỉ mới ở giai đoạn phát triển ban đầu. Nhiều chuyên gia trong ngành đã có dự đoán về một cuộc cách mạng lớn, trong đó các dịch vụ DeFi sẽ dần dần thay thế các dịch vụ truyền thống và đe dọa hệ thống ngân hàng khi chú trọng vào việc phân quyền và trao quyền nhiều hơn cho người dùng. Bởi vậy sau những sự cố gần đây, các mô hình, nền tảng Web3 và DeFi ngày càng trở thành tâm điểm quan tâm của người dùng tiền số.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thanh Thúy Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

6 Yêu thích
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại