NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu
Lượng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) tăng mạnh lên mức cao nhất trong gần một nă
Trong tháng 3, lượng phát hành TPCP tiếp tục tăng lên 32,6 nghìn tỷ đồng (+15,5% so với tháng trước - MoM). Trong khi đó, lượng chào thầu TPCP của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tăng gần 70% MoM, mức cao nhất kể từ tháng 3/2023.
Mặc dù nguồn cung tăng trong tháng 3, lượng TPCP phát hành thành công trong quý 1/2024 khi KBNN chỉ đạt 80,2 nghìn tỷ đồng TPCP, hoàn thành 63,2% kế hoạch quý 1 và 20,1% kế hoạch cả năm.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch trung bình ngày (GTGDTBN) tăng 24,1% MoM, đạt 11,6 nghìn tỷ đồng - mức cao thứ 2 trong 2 năm gần đây. Vào cuối tháng 3, trên thị trường thứ cấp, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm và 15 năm đều tăng 11,0 điểm cơ bản MoM, lên lần lượt là 2,42% và 2,62%. Trong khi đó, lợi suất TPCP với tất cả các kỳ hạn trên thị trường thứ cấp đều tăng, với lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm và 10 năm lần lượt là 1,81% (+ 37 điểm cơ bản MoM) và 2,63% (+27 điểm cơ bản MoM).
Lợi suất TPCP có thể tăng trong tháng 4
Các yếu tố hỗ trợ xu hướng tăng của lợi suất TPCP bao gồm: Nguồn cung trên thị trường sơ cấp có thể tiếp tục cao trong tháng 4 do tính đến cuối tháng 3, KBNN mới hoàn thành 20,1% kế hoạch phát hành năm, trong khi lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng khoảng 15 điểm cơ bản trong giai đoạn từ cuối tháng 3 đến ngày 10/04.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng xu hướng tăng có thể hạn chế do 171,7 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN sẽ đáo hạn trong tháng 4, sẽ giúp hạ nhiệt lãi suất liên ngân hàng.
NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu
Vào ngày 11/03, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành tín phiếu trở lại sau 4 tháng tạm dừng nhằm hấp thụ thanh khoản dư thừa trong hệ thống để từ đó giảm bớt áp lực lên tỷ giá USD/VND. Trong tháng 3, NHNN đã phát hành tông cộng 171,2 nghìn tỷ đồng tín phiếu. Việc NHNN phát hành tín phiếu trở lại đã nâng lãi suất liên ngân hàng trong tháng 3, với lãi suất 1 tuần tăng lên 2,6% vào thời điểm cuối tháng 3 (từ 0,85% vào ngày 11/03 và 1,4% vào cuối tháng 2, +117 điểm cơ bản MoM).
NHNN phát hành tín phiếu trong tháng 3 đã gây tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời tại một số ngân hàng vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tình trạng thiếu thanh khoản chỉ là tạm thời vì NHNN sẽ bơm trở lại 171,2 nghìn tỷ đồng vào hệ thống thông qua tín phiếu đáo hạn vào tháng 4.
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng
Tại thời điểm cuối tháng 3, tỷ giá USD/VND tăng 0,6% trong tháng 3 (+2,1% trong quý 1/2024) do một số nguyên nhân bao gồm: Đồng USD tăng giá (DXY +3,1% trong quý 1/2024), chênh lệch lãi suất giữa VND và USD liên ngân hàng tiếp tục âm sâu, tâm lý thận trọng trên thị trường ngoại hối theo dõi thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed và triển vọng nhu cầu, một số nhu cầu từ khách hàng, và giá vàng và BTC tăng.
Những yếu tố này có thể tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá USD/VND trong tháng 4. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ FDI, thặng dư thương mại cao và thâm hụt thương mại dịch vụ thu hẹp có thể giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá USD/VND
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận