NHNN sẽ giám sát để 'gói hỗ trợ' 20,300 tỷ đi vào cuộc sống
NHNN sẽ giám sát để 'gói hỗ trợ' 20,300 tỷ đi vào cuộc sống
Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cam kết hỗ trợ lãi suất với số tiền 20,300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, lấy từ nguồn cắt giảm lợi nhuận, tuỳ quy mô ngân hàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giám sát chặt chẽ, bảo đảm các ngân hàng triển khai đúng cam kết hỗ trợ của mình theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cho DN, người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Xin ông đánh giá về kết quả thực hiện việc này?Đây là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khi trao đổi với chúng tôi về các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân cũng như nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Về lãi suất, NHNN đã 3 lần giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô lớn (1.5-2.0%/năm), đồng thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, kêu gọi các TCTD giảm các mức lãi suất cho vay.
Về cơ chế, NHNN đã ban hành Thông tư 01 và sau đó là Thông tư 03 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đồng thời, chỉ đạo các TCTD, tổ chức thanh toán miễn, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng.
Ngoài việc cơ cấu lại các khoản nợ đến hạn không chuyển nhóm các DN thì việc giảm lãi là thiết thực nhất, cụ thể nhất. Thống kê sơ bộ, kể từ khi dịch bùng phát năm 2020 đến nay, tổng số chi phí giảm lãi cho DN, nền kinh tế của các TCTD là khoảng 18,830 tỷ đồng.
Nếu tính các khoản hỗ trợ đã thực hiện từ đợt dịch năm 2020 đến nay, đã có hàng trăm nghìn DN lớn nhỏ được xem xét cơ cấu lại các khoản nợ, lãi, được hỗ trợ lãi suất ở mức độ phù hợp với thực tế. Tất nhiên, không phải DN nào cũng đủ tiêu chí để được hỗ trợ, có không ít DN phàn nàn, nhưng trong từng vụ việc, cần có sự phân tích cụ thể và từ hai phía.
Bên cạnh đó, vừa qua, ngoài các gói hỗ trợ tín dụng, NHNN còn chỉ đạo triển khai các chính sách tín dụng, chính sách xã hội khoảng 7,500 tỷ, đóng góp trong gói 26,000 tỷ đồng (2021) dành cho người khó khăn vì dịch COVID-19.
Rút kinh nghiệm từ những vướng mắc khi triển khai gói hỗ trợ 62,000 tỷ vào năm 2020, theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tiến độ giải ngân của gói hỗ trợ năm 2021 hiệu quả hơn, đến nay đã giải ngân được khoảng 150 tỷ đồng. NHNN đang theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai quyết liệt, bảo đảm tín dụng chính sách tháo gỡ khó khăn cho người lao động đi đúng địa chỉ, đúng đối tượng thụ hưởng…
Điều chỉnh chính sách, nới rộng độ bao phủ hỗ trợ
Sau thời gian triển khai Thông tư 01, Thông tư 03, có không ít ngân hàng, DN phản ánh về cơ chế hỗ trợ còn vướng mắc khi triển khai, đặc biệt trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp như hiện nay. Xin ông cho biết một số quan điểm về thiết kế chính sách trong thời gian tới?
Các Thông tư trước đây được ban hành trong bối cảnh khác hiện nay. Ví dụ, Thông tư 03 được ban hành khi dịch COVID-19 được dự báo sẽ qua trong thời gian ngắn, các DN dần trở lại hoạt động bình thường nhưng đến nay, tình hình không như vậy. Hiện nay, đặt trường hợp nhanh nhất các địa phương dỡ bỏ giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ sau tháng 8, thì đến hết năm, các DN vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại được.
NHNN đang thu thập các ý kiến, thiết kế lại các chính sách theo hướng bảo đảm sự hỗ trợ tốt hơn, quyết liệt, chủ động hơn để trợ lực kịp thời cho các DN, người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó, NHNN đang xem xét điều chỉnh nhiều quy định như: Mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; cho phép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với cả các khoản nợ phát sinh từ sau ngày 10/6/2020 cho đến một thời điểm phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trên cơ sở đánh giá tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4…
Tuy nhiên, khi xây dựng chính sách, NHNN phải tính toán bảo đảm hài hoà, giải quyết nhiều câu hỏi đặt ra: Giãn, hoãn thế nào, kéo dài bao lâu, thời điểm nào, trích lập dự phòng rủi ro thế nào? Đây là bài toán không đơn giản, phải đáp ứng “thước đo kép”, hỗ trợ DN nhưng cũng phải bảo đảm không để lại hậu quả. Nếu cơ cấu không hợp lý, không phản ánh khách quan nền kinh tế, nợ xấu cao thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, dự phòng rủi ro trong tương lai.
Hơn nữa, khi thiết kế và triển khai chính sách hỗ trợ, lãnh đạo NHNN phải tính đến việc phối hợp các chính sách có tính dài hạn hơn, vừa giảm bớt khó khăn cho DN trong lúc đang giãn cách trước mắt, đồng thời vẫn bảo đảm nguồn lực phục hồi nền kinh tế khi kết thúc giãn cách.
Để đạt các mục tiêu trên, NHNN rất cần sự phối hợp của các bộ, ngành trong cơ cấu lại các khoản nợ lãi, khoản tín dụng DN khó khăn chưa trả được. NHNN rất cần sự phối hợp, đồng thuận của các bộ, ngành liên quan để các văn bản, chính sách liên quan đến tái cơ cấu, trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM) được đồng bộ, phát huy hiệu quả.
Bảo đảm để các TCTD thực hiện đúng cam kết
Được biết, thực hiện chỉ đạo của NHNN, vừa qua, 16 ngân hàng lớn đã nhóm họp và thống nhất đưa ra gói hỗ trợ lãi suất hàng chục nghìn tỷ đồng, vậy NHNN có giải pháp gì để gói hỗ trợ thật sự đi vào cuộc sống, thưa ông?
Mới đây nhất, 16 TCTD đã họp và thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế với nguồn từ số lợi nhuận cắt giảm, ước tính sơ bộ vào khoảng 20,300 tỷ từ nay đến cuối năm, tuỳ quy mô ngân hàng. Riêng 4 NHTM nhà nước lớn là Vietcombank (HM:VCB), VietinBank, Agribank, BIDV (HM:BID) đã phát huy vai trò tiên phong, ngoài gói hỗ trợ chung còn cam kết thêm khoảng 1,000 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất cho các DN, người dân ở các địa phương gặp khó khăn nhất do dịch COVID-19 và phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các ngân hàng này đã triển khai miễn phí 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng như TPHCM, Bình Dương…
Đáng chú ý, lần này, NHNN sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết giảm lãi suất, giảm được bao nhiêu, giảm thế nào để có sự hỗ trợ thực chất nhất. Các ngân hàng sẽ phải thường xuyên báo cáo kết quả triển khai các biện pháp hỗ trợ như cam kết để thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Quan điểm của NHNN là dù các NHTM cũng hoạt động kinh doanh như một DN nhưng lúc này, các ngân hàng nên đề cao trách nhiệm chia sẻ với DN và người dân. Đặc biệt, khi tình trạng dịch căng thẳng, việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay với DN, người dân là căn cơ và thiết thực. Để có điều kiện chia sẻ trách nhiệm đồng hành, giảm sâu hơn lãi suất cho DN, đòi hỏi các ngân hàng phải “thắt lưng buộc bụng”, tiết giảm chi phí hoạt động và chia sẻ nguồn lợi nhuận.
Trước mắt, không giảm lãi suất điều hành
Vừa qua có một số đề xuất giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất điều hành để gián tiếp có thêm nguồn vốn “giá rẻ” hơn bơm ra nền kinh tế, vậy NHNN có quan điểm thế nào về đề xuất này, thưa ông?
Do đó, đối với việc tăng hay giảm lãi suất điều hành, NHNN phải cân nhắc, tính toán kỹ, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan.
Nhìn lại riêng trong năm 2020, NHNN đã giảm 3 lần lãi suất điều hành. Đến nay, dưới góc độ vĩ mô, NHNN cho rằng, mặt bằng lãi suất điều hành, lãi suất thị trường cơ bản ổn định, phù hợp.
Hơn nữa, qua phân tích diễn biến thị trường thực tế, NHNN nhận thấy vốn khả dụng của các NHTM, hay còn gọi là thanh khoản của các NHTM dồi dào, lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp. Ở đầu ra, trong bối cảnh hiện nay, cầu tín dụng ra nền kinh tế còn khá thấp, do đó, việc giảm lãi suất điều hành chưa phải là giải pháp thích hợp và phát huy tác dụng trong thời điểm hiện nay.
Do đó, NHNN không cho rằng việc giảm tiếp lãi suất điều hành là hợp lý. Thời điểm này, cần cân đối bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời, dưới góc độ vĩ mô là kiểm soát lạm phát trong năm 2021 cũng như những năm tới.
Tuy nhiên, với vai trò của mình, NHNN vẫn đang theo dõi chặt các diễn biến để có các công cụ hữu hiệu, vận dụng linh hoạt chính sách tiền tệ đúng thời điểm, từ đó phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận