NHNN không nên nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập
Tại hội thảo: “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức, TS Phạm Thế Anh nhận định, nhà điều hành không nên nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập, nên khống chế cung tiền ở mức 10%.
Theo đó, ông Phạm Thế Anh cho biết có nhiều hạn chế khiến nhà điều hành khó có thể tiếp tục nới rộng hơn các chính sách tiền tệ. Đồng thời các giải pháp này đã chạm đến điểm tới hạn trong việc hỗ trợ kinh tế phục hồi.
Vị chuyên gia này cho biết, hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP và Cung tiền M2 trên GDP vẫn còn ở mức cao dù đã có những năm khống chế tín dụng và tăng trưởng cung tiền, lạm phát đáng giảm chậm, đảm bảo lãi suất thực dương tiếp tục có không ít thách thức, các quốc gia trên toàn cầu đang thắt chặt tiền tệ.
Trong khi Việt Nam lại tiến hành giảm lãi suất đang tạo ra áp lực không nhỏ lên tỷ giá, chính sách tiền tệ ít hiệu quả khi doanh nghiệp vẫn chưa lạc quan về tình hình kinh tế; đang là những hạn chế lớn khiến các giải pháp tiền tệ khó có thể tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn.
Ts Phạm Thế Anh khuyến nghị, thời gian tới, cần phải hạ lãi suất cho vay, đồng thời tăng khả năng tiếp cận vốn cho nền kinh tế. Điều này sẽ góp phần kích thích các thị trường tài sản và nhu cầu tiêu dùng phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến vấn đề cung tiền, tránh hiện tượng bong bóng tài sản, lạm phát, ảnh hưởng tỷ giá
Vị chuyên gia nói thêm, nhà điều hành không nên nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập, nên khống chế cung tiền ở mức 10%. Ngoài ra, nên tập trung nhiều hơn vào các chính sách tài khóa như đầu tư công, giảm thuế, hỗ trợ an sinh xã hội để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận