menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ninh Nguyễn Pro

NHNN cắt giảm lãi suất: “Chẳng bõ dính răng” với hệ thống Ngân hàng

Việc cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN đã có tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, nhất là dòng cổ phiếu vua. Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất này đối với các ngân hàng thương mại mà nói, thực sự…”chẳng bõ dính răng”.

Để hiểu rõ hơn việc này có tác động như thế nào mà dòng NH lại có tín hiệu tích cực như vậy thì chúng ta cần hiểu được các loại lãi suất được giảm là gì?

Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu , ...Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn.

Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NHNN để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHNN một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn : cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, và sau đó họ bán lại các khoản này cho NHNN để đổi lấy tiền mặt.

Mục nghiệp vụ thị trường mở (OMO) sẽ không đáng kể nên tôi sẽ không cần phân tích về khoản này.

Việc NHNN giảm các loại lãi suất trên có tác động mạnh tích cực đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế hay không? Tôi xin khẳng định là có tác động tích cực nhưng không đáng kể. Tại sao như vậy. Sẽ có 2 nguyên nhân sau đây.

Thứ nhất: Việc giảm các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ NHNN khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng. Ngay cả đợt cắt giảm lãi suất tín phiếu hồi tháng 7 mới đây cũng có tác động rất hạn chế đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.

Trên BCTC hợp nhất của các ngân hàng quý 2/2019, khoản mục được giảm lãi suất này tính chung là khoản mục “Vay từ NHNN” nằm trong khoản mục “Các khoản nợ chính phủ và NHNN”, phần Nợ phải trả, đây chính là mục được giảm theo thông báo kia ( chưa tính việc tạo ra các nghiệp vụ mới trong tương lai ). Như BIDV đang có dư nợ khoản này là 10 ngàn tỷ, VCB là 5700 tỷ, CTG dư nợ 3022 tỷ, TCB là 1062 tỷ, STB là 247 tỷ, .... Khoản mục này chiếm chỉ một phần rất nhỏ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nếu tính mức giảm lãi suất là 0.25% chung cho cả khoản nợ trên, thì mỗi năm theo số dư hiện tại, BIDV là ngân hàng có dư nợ nhiều nhất cũng chỉ giảm được 25 tỷ đồng, 1 con số quá nhỏ so với lợi nhuận của ngân hàng. Nên sự “có lợi” của đợt giảm các loại lãi suất trên là không đáng kể đối với hệ thống ngân hàng.

Thứ 2: Chúng ta bị nhầm lẫn giữa các loại lãi suất trên với lãi suất cơ bản. Nếu như NHNN mà hạ lãi suất cơ bản thì quả thật đó là sự nới lỏng tiền tệ cực kỳ lớn, giống như các NHTW các nước đã làm như FED, hay ECB,.. Loại lãi suất này chỉ tác động đến một nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hệ thống ngân hàng, vì vậy mức độ tác động đến nền kinh tế sẽ không đáng kể, hơn nữa chính sách nào cũng có độ trễ nhất định. Việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán chứ không phải là điều tiết cung tiền thông qua mục tiêu trung gian là lãi suất.

Theo thông báo phát đi ngày 13/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm lãi suất, như sau:

1. Quyết định số 1870/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.

Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm.

2. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, 24H Money không chị trách nhiệm về những thiệt hại mà nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng những thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Mọi thắc mắc xin liên hệ: Mr Tùng LG - Quản lý Tài sản và Tư vấn Đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect. Mobile: 0979198132. Hoặc liên hệ qua Facebook Tại đây
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ninh Nguyễn Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại