menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Nhìn lại Việt Nam 2022

Những gì đã trải qua năm 2022 sẽ tạo đà, một quán tính dẫn hướng đi cho Việt Nam trong năm tới. Đài RFA tổng kết những sự kiện, hiện tượng quan trọng nhất của năm 2022 và chọn sự kiện nào là “quan trọng” với tiêu chí là sự kiện đó phải làm bộc lộ rõ nhất những vấn đề của Việt Nam, cả tích cực và tiêu cực.

Tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp: Tăng trưởng GDP năm 2022 ước tính là 8%, trong khi lạm phát được cho là dừng ở mức khoảng 4% – 6%. Mức tăng trưởng cao và lạm phát thấp sẽ giúp Việt Nam có nhiều sức mạnh để đối phó với đà suy thoái toàn cầu có khả năng xảy ra cho năm tiếp theo. Một cựu quan chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo: “Việt Nam là nước phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó Mỹ và châu Âu là hai thị trường lớn nhất nhưng có khả năng suy thoái trong năm 2023… Tình trạng suy thoái kinh tế trên thế giới năm 2023 là vấn đề Việt Nam và tất cả các nước khác sẽ phải đối mặt. Song, với nguồn lực tích lũy được trong năm 2022, hy vọng Việt Nam sẽ biết sử dụng hợp lý và đối sách kinh tế phù hợp để vượt qua khó khăn”.

Đại án kit xét nghiệm Việt Á: Đây là một án kinh tế và chính trị làm bộc lộ mọi vấn đề về thể chế của Việt Nam. Việc hàng loạt quan chức cấp cao ở hànhg chính khách bị bắt vì liên quan đến Việt Á đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của mạng lưới này. Điều này làm rõ một vấn đề đã cũ: Việt Nam không có một hệ thống kiểm soát minh bạch và độc lập để ngăn chặn ngay từ đầu thảm họa này.

Những chuyến bay giải cứu: Vụ án này cũng làm bộc lộ các vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn kit xét nghiệm Việt Á. Ngay từ đầu, người dân đã biết “có vấn đề” khi họ phải trả chi phí với giá cao ngất ngưởng để được về nước, nhưng không có bất kỳ phản ứng nào từ cả phía xã hội lẫn chính quyền để ngăn chặn từ đầu, không để cái sai lớn thành một đại án. Tuy vậy, không thể phủ nhận hệ thống kiểm soát nội bộ của Việt Nam vẫn có hiệu quả. Bằng chứng là Bộ Công an Việt Nam đã bắt hầu hết những người liên quan đến hai đại án Việt Á và “chuyến bay giải cứu”.

Thị trường bất động sản khủng hoảng: Hàng loạt đại gia bất động sản bị bắt do phát hành trái phiếu doanh nghiệp trái pháp luật: nợ xấu của các ngân hàng thương mại đã xuất hiện, gây tác động khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng. Những biến động năm 2022 của ngành bất động sản cũng phản ánh bất ổn ở cấp độ hệ thống của kinh tế và chính trị Việt Nam: Về mặt luật pháp, Việt Nam đã để cho ngành bất động sản và ngân hàng sở hữu chéo lẫn nhau, khiến an ninh tài chính có liên quan đến sự lên xuống của bất động sản; Các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng lỏng lẻo, đủ để cho các doanh nghiệp pháp hành trái phiếu ở quy mô thiếu kiểm soát, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp bất động sản.

Xe ô tô điện Vinfast đi Mỹ: Đây chỉ là hoạt động của một doanh nghiệp, nhưng có ý nghĩa đối với ước mơ phát triển công nghệ của Việt Nam, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào bất động sản. Tuy nhiên, bước khởi đầu này không đơn giản cho Vingroup. Thứ nhất, sản phẩm làm ra cốt để bán, không phải để tự hào. Đó là chưa kể vốn của Vingroup đang là một con số âm khá lớn.

Công bố Dự thảo Luật Đất đai, thắt chặt quyền sử dụng đất: Năm 2022, Quốc hội Việt Nam công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thay thế cho Luật Đất đai hiện hành, có hiệu lực từ 2013. Đất đai là vấn đề nóng của Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Sau nhiều lần sửa đổi, “an ninh quốc gia” và “lợi ích công cộng” trong Luật Đất đai hiện hành đã bao gồm cả các dự án bất động sản thương mại của tư nhân. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề xã hội nhức nhối ở Việt Nam. Dự thảo Luật Đất đai năm 2022 đã không sửa đổi những vấn đề đó.

Trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc: Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, còn chính trường Hàn Quốc từng dậy sóng vì nước này lại mất ghế ở Hội đồng này. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, Việt Nam lại bị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách những nước “cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Quan điểm về cuộc chiến Ukraine và ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế: Việt Nam 5 lần bỏ phiếu tại Liên hợp quốc về cuộc chiến tại Ukraine. Thái độ “bênh Nga” của Việt Nam được hco là vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và phương Tây về mặt bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Quân đội Việt Nam nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí: Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế. Giới nghiên cứu cho rằng sự kiện này chính là biểu hiện cho nỗ lực của Hà Nội thoái khỏi sự lệ thuộc vào vũ khí Nga.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc, trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến Bắc Kinh chúc mừng Tổng Bí thư Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Chuyến thăm trở thành đề tài thảo luận của nhiều chuyên gia quan tâm đến quan hệ Việt – Trung.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại