menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Hải Invest Pro

Nhìn lại thời kỳ lạm phát thập niên 1970

Cách đây 50 năm, một cuộc chiến không thành công đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, khiến lạm phát vốn đã ở mức cao bỗng chốc tăng vọt. Chúng ta cùng nhìn lại thập niên đầy thách thức đó để nhận ra những bài học đầu tư cho hôm nay.

Việc kết thúc đại dịch vẽ lên viễn cảnh tươi đẹp cho những năm 2020. Nhưng không, nỗi ám ảnh của thập niên 1970 ảm đạm, buồn bã lại hiện về trong tâm trí. Nền kinh tế thế giới một lần nữa lại phải vật lộn với sự thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng quan trọng mà phần lớn nguyên nhân (tất nhiên không phải tất cả) là từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Một lần nữa, các nhà làm chính sách phải đối mặt với vô vàn thử thách khi mà giá cả không ngừng leo thang. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, bối cảnh 1970 sẽ lặp lại khi mà lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp điều tăng vọt và tăng trưởng kinh tế thì đình trệ.

Điều gì đã xảy ra vào những năm 1970.

Thị trường hàng hóa hiện nay rất giống những năm 1970. Xung đột quân sự khiến giá dầu tăng vọt, điều này làm gia tăng thêm áp lực lạm phát vốn đã âm ỉ trước đó vài năm. Năm 1973, Ai Cập và Syria phát động của cuộc tấn công bất ngờ vào Israel gây ra cuộc chiến tranh Yom Kippur. Để đáp trả lại việc Mỹ ủng hộ Israel, Saudi Arabia và các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác đã tung ra đòn “vũ khí dầu mỏ” trong đó có việc cấm xuất khẩu dầu sang Mỹ và một loạt lệnh cắt giảm sản lượng nhằm tăng sự cạnh tranh và làm rạn nứt khối các nước phương Tây. Giá dầu tăng gần gấp ba. Khi mà thế giới bắt đầu hồi phục từ cơn sốc này thì cuộc cách mạng Iran và cuộc chiến tranh Iraq-Iran vào năm 1979-1980 lại tiếp tục gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng khác.

Lạm phát của Mỹ ở mức quanh 6% vào đầu thập kỷ- thấp hơn hiện nay một chút. Giá dầu tăng 12% vào năm 1974 và 14% vào năm 1980.

Nền kinh tế chứng kiến vòng xoáy tiền lương- giá cả. Lương tăng cùng lạm phát, các công ty tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí, cuộc sống trở nên ngày càng đắt đỏ và do đó lại tăng lương. Tuy nhiên vòng quay đó có không ít cản trở và khó khăn bởi tiền lương thường tăng sau chi phí sinh hoạt. Ví như ở Anh, chính phủ hạn chế tăng lương ở khu vực công và kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân dừng tăng lương. Niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Lạm phát cao thường song hành với thị trường lao động mạnh mẽ. Nhưng thập niên 70 thì khác, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Tại Mỹ tỷ lệ này tăng gần gấp 3 lên 9% vào giữa thập kỷ.

Điều này khiến cho việc xử lý lạm phát trở nên vô cùng thách thức đối với các nhà làm chính sách. Họ e ngại việc tăng lãi suất mạnh mẽ đúng vào thời điểm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát giá cả lại không mang lại nhiều thành công. Nixon công bố giải pháp 90 ngày đóng băng giá và lương vào năm 1971, giúp hạ nhiệt lạm phát tạm thời và đảm bảo chiến thắng của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972. Nhưng chính sách này sau đó đã phản tác dụng. Đẩy cầu giả tạo khiến việc kiểm soát giá càng trở nên khó khăn. Ngân hàng trung ương cuối cùng đã ghìm được đà tăng giá vào cuối thập kỷ nhưng là bằng giải pháp… tăng lãi suất lên mức rất cao và dẫn đến một cuộc suy thoái.

Nhà đầu tư bám trụ ra sao?

Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới rất biến động vào những năm 1970. Chỉ số S&P500 giảm gần 40% trong thị trường gấu 1973- 1974 trước khi phục hồi 5 năm tiếp theo. Thị trường Anh còn thê thảm hơn nhiều với sự sụt giảm hơn 70% tại chỉ số FTSE All.

Lạm phát thường là nỗi lo dai dẳng đối với các nhà đầu tư. Vào những năm 1970, nó tăng cao đến mức những khoản lợi nhuận bị xói mòn chỉ trong chốc lát. Theo dữ liệu từ trường kinh doanh NYU Stern thì sau khi điều chỉnh theo lạm phát bao gồm cả cổ tức thì lợi nhuận cổ phiếu vốn hóa lớn của Mỹ mất khoảng 1,4%/năm trong thập kỷ đó. Con số này khác xa so với khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư đã đạt được gần đây. Trong thập niên vừa qua, tỷ lệ lợi nhuận là 14%; trong 20 năm qua tỷ lệ này là 7%.

Lợi nhuận danh nghĩa tăng 9% mỗi năm trong giai đoạn 1970s. Tuy nhiên, lo sợ bất ổn kinh tế không biết bao giờ mới dừng lại khiến số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho các khoản lợi nhuận này đã giảm gần một nửa khiến tỷ lệ PE của S&P 500 cuối thập kỷ này chỉ đạt 7,5 lần.

Tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ cũng mang lại khoản lợi nhuận thực âm trong giai đoạn này với tỷ lệ -1,0% và 1,8% theo thứ tự. Nhưng trong bối cảnh bi quan tràn ngập như vậy thì chúng vẫn là sự lựa chọn cho không ít nhà đầu tư.

Các hoạt động đầu tư truyền thống vì thế trở nên kém hẳn trong những năm 1970. Những nhà đầu tư đa dạng hóa vào các “tài sản thực” đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Ngôi sao trong thời kỳ này là vàng khi giá trị tăng gần 7 lần- đã điều chỉnh theo lạm phát. Những hàng hóa khác như dầu và lúa mỳ cũng thể hiện khá mạnh mẽ.

Ý nghĩa gì cho nhà đầu tư hiện nay?

Chris Lewis, giám đốc đầu tư tại Cazenove Capital cho biết: “Chúng tôi không nghĩ là lạm phát những năm 1970 sẽ lặp lại mặc dù chúng ta có thể một lần nữa phải đối mặt với một giai đoạn lạm phát đình trệ (lạm phát kèm suy thoái). Tìm hiểu về lịch sử kinh tế giai đoạn đó vì thế sẽ mang lại những hiểu biết có giá trị.

Một số lớp tài sản và lĩnh vực được định vị tốt hơn so với nhóm ngành khác trong môi trường lạm phát đình trệ. Hàng hóa có xu hướng vận động tốt hơn trong những đợt lạm phát đình trệ trước đây, do đó chung tôi gia tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu này vào cuối năm ngoái. Chúng tôi tiếp tục nắm giữ vàng và các trái phiêu liên quan tới lạm phát. Chúng tôi nghiêng về việc đầu tư các công ty chất lượng cao với bảng cân đối kế toán mạnh mẽ và khả năng các công ty đó có thể chuyển chi phí sang cho khách hàng. Xét lại lịch sử, dễ thấy những công ty này vượt trội so với thị trường chung.

Nước Mỹ có thể đang tiến gần đến đỉnh lạm phát. Điều này có thể còn hơi xa đối với Anh và châu Âu do ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh Ukraine. Xét về trung hạn, chúng ta kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ dịu lại khi mà chuỗi cung ứng được cải thiện và việc tăng lãi suất sẽ ghìm bớt nhu cầu. Nhưng cũng không có gì quá ngạc nhiêu khi thấy tình trạng lạm phát hiện vẫn đang ở mức cao hơn trước đại dịch.

Hoạt động của các lớp tài sản trong giai đoạn lạm phát đình trệ

Nhìn lại thời kỳ lạm phát thập niên 1970

Tương đồng nhưng không lặp lại

Sự tương đồng của bối cảnh hiện tại với những năm 1970s là rất rõ. Nhưng có những điểm khác biệt quan trọng cần phải nhớ. Trước tiên là việc các ngân hàng trung ương đã rất hiểu lịch sử kinh tế giai đoạn 1970 và giờ họ rất thận trọng trước mối đe dọa lạm phát. Điều này không giống thời điểm làm phát bắt đầu gia tăng vào cuối những năm 1960: “Lạm phát được cho là chỉ mang tính tạm thời hay nếu nó duy trì ở mức vừa phải thì hoàn toàn có thể chấp nhận được. Công ăn việc làm đầy đủ đã trở thành một mục tiêu kinh tế chính của cả nước”, ông Arthur Burns, chủ tịch Fed Chair 1970 – 1978, cho biết.

Có nhiều nhân tố khác cho thấy nền kinh tế toàn cầu có thể tránh được kịch bản thập niên 1970.

Dịch bệnh

Ít nhất thì một số áp lực lạm phát trong năm vừa qua xuất phát từ dịch bệnh. Dịch bệnh kéo theo sự dịch chuyển nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu bùng nổ khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau một thời gian dài bị nén lại. Cả 2 yếu tố này gây áp lực lên chuỗi cung ứng. Các biện pháp hà khắc của Trung Quốc trước làn sóng Covid mới nhất càng làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn thêm, nhưng áp lực lạm phát do dịch bệnh cuối cùng cũng sẽ hết.

Phong tỏa, làm việc tại nhà và sự mạnh mẽ của thị trường trong 2 năm vừa qua đã cho phép nhiều người gia tăng khoản tiết kiệm. Điều này đã đặt người tiêu dùng vào một vị thế tốt hơn để hấp thụ mức giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn.

Keith Wade, chuyên gia kinh tế trưởng tại Schroders cho biết “các hộ gia đình có một tấm đệm để hấp thụ ảnh hưởng của chi phí gia tăng với khoản tiết kiệm dư thừa tích lũy được trong mùa dịch. Chúng tôi ước tính khoảng 2 ngàn tỷ USD tại Mỹ và một con số tương tự ở châu Âu. Chúng tôi cho rằng, người tiêu dùng sẽ là trụ cột của tăng trưởng kinh tế 2022”.

Một thị trường lao động rất khác xưa

Thị trường lao động hiện nay có vẻ như không phù hợp cho một vòng xoáy tiền lương- giá cả như những năm 1970. Một sự khác biệt quan trọng là mức độ phụ thuộc tổ chức thấp hơn rất nhiều. Tại Mỹ, dưới 30% lao động thuộc về một tổ chức công đoàn vào năm 1970. Hiện nay tỉ lệ này chỉ khoảng 10%. Ở UK, con số này giảm từ ½ xuống còn ¼ tổng lực lượng lao động. Kết quả là, tiền lương hiện nay ít di chuyển một cách tự động theo giá cả.

Công nghệ là một nhân tố khác làm yếu đi sức đàm phán của người lao động. Các công ty đã dễ dàng hơn nhiều khi tìm kiếm nguồn lao động bên ngoài, thậm chí từ nước ngoài. Tiến bộ nhanh chóng của robot và trí tuệ nhân tạo cũng có nghĩa sự tự động hóa sẽ là một rủi ro lớn hơn đối với nhiều ngành công nghiệp hơn bao giờ hết.

Sức mạnh công đoàn giảm trong 50 năm qua

Tiền lương được định hướng theo thị trường hơn những năm 1970.

Nhìn lại thời kỳ lạm phát thập niên 1970

Thế giới đã khác

Giá dầu tăng gấp hơn ba lần vào năm 1973 và 1979. Như vậy mức tăng sấp xỉ 50% kể từ thời điểm bắt đầu chiến tranh Ukraine được xem là khá khiêm tốn. Một số quốc gia như Đức đối mặt với nhiều áp lực hơn do sự gia tăng lớn hơn về giá khí đốt trong nước. Có thể thị trường năng lượng toàn cầu chưa thể tồi tệ hơn nữa. Putin có thể vẫn sẽ dùng bài cũ 1970s và sử dụng năng lượng như một thứ vũ khí chiến lược để chống lại phương Tây. Điều này sẽ gây ra một cuộc săn lùng điên cuồng để tìm nguồn cung thay thế. Một số nhà giao dịch hàng hóa cho rằng, giá dầu có thể đạt ngưỡng 200 USD/ thùng.

Tin tốt là kinh tế toàn cầu bây giờ không quá phụ thuộc vào năng lượng như trước kia. Vào năm 1973, thế giới dùng gần 1 thùng dầu để tạo ra 1.000 USD GDP (tính dựa trên giá điều chỉnh năm 2015), theo trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu của trường đại học Columbia. Đến năm 2022, chúng ta cần chỉ 0,43 thùng dầu- giảm 56%. Điều này thể hiện những thay đổi trong cách mà thế giới tạo ra năng lượng, phương thức tiêu dùng và sự phát triển của công nghệ. Vì thế, ngay cả khi giá dầu có tăng thêm nữa, thì những ảnh hưởng lâu dài đối với nền kinh tế vì thế cũng ít hơn.

Anh chị nhà đầu tư tuyệt đối không mua bắt, hãy quản trị thật tốt vì có thể những cổ phiếu chưa giảm sẽ bước vào nhịp giảm mạnh.

Anh chị đang nắm giữ với những khoản lỗ lớn chưa biết cách xử lý hãy kết bạn zalo và nhắn tin trực tiếp em sẽ hỗ trợ xử lý danh mục miễn phí để giúp anh chị hạn chế ảnh hưởng tới tài khoản !!

Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Hải Invest Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

12 Yêu thích
11 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại