24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nhung ONeil Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhìn lại những siêu chu kỳ hàng hóa và hướng tới danh mục đầu tư sau thời điểm này

Siêu chu kỳ thứ nhất

Siêu chu kỳ thứ nhất diễn ra trong giai đoạn 1899 – 1932, là thời điểm Mỹ bước vào quá trình công nghiệp hóa và thế giới trải qua Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2.

Nhìn lại những siêu chu kỳ hàng hóa và hướng tới danh mục đầu tư sau thời điểm này

Cách mạng thứ hai này được đặc trưng bởi việc xây dựng hệ thống đường sắt và nhà máy sản xuất sắt thép quy mô lớn, đồng thời sử dụng máy móc trong sản xuất năng lượng hơi nước, điện báo, dầu mỏ và bắt đầu điện khí hóa. Đồng thời, nhu cầu xây dựng đường sắt nói riêng và hạ tầng vận tải, sản xuất máy móc, vũ khí và xu hướng điện khí hóa thúc đẩy giá kim loại cơ bản lên cao vào đầu những năm 1900.

Giá cả các loại hàng hóa khác nhìn chung giảm trong phần lớn thời gian diễn ra siêu chu kỳ do năng suất sản xuất tăng mạnh.

Thời điểm siêu chu kỳ thứ nhất diễn ra là khi Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2 đã diễn ra được 29 năm.

Siêu chu kỳ thứ 2

Siêu chu kỳ thứ 2 diễn ra trong giai đoạn 1933 – 1961, thời điểm thế giới bắt đầu làn sóng tân trang vũ khí chuẩn bị cho Thế Chiến II và sự trỗi dậy của Đức Quốc xã.

Giá hàng hóa tăng liên tục trong 15 năm đầu tiên và đạt đỉnh vào giữa những năm 1940 và sau đó giảm liên tục trong 14 năm tiếp theo.

Cụ thể, giá dầu và giá kim loại cơ bản trong giai đoạn này giữ ở mức cao trong thời gian diễn ra chiến tranh vì nhu cầu sản xuất vũ khí và di chuyển tăng mạnh.

Siêu chu kỳ thứ 3

Siêu chu kỳ thứ 3 được “châm ngòi” bởi quá trình tái công nghiệp hóa ở châu Âu và Nhật Bản từ năm 1962 đến năm 1995.

Giai đoạn này, các nền kinh tế lớn trên thế giới đang trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh và bền vững sau Thế Chiến II. Tăng trưởng năng suất toàn cầu duy trì ở mức cao cho tới đầu những năm 1970 nhờ lĩnh vực sản xuất được hỗ trợ bởi công nghệ tự động hóa. Sản lượng hàng hóa tăng mạnh là lý do khiến giá nông sản, dầu thô và gia cầm giảm, trong khi đó nhu cầu tái thiết lại cơ sở vật chất và nền kinh tế sau chiến tranh lại đẩy giá kim loại cơ bản lên cao.

Siêu chu kỳ hàng hóa lần này ghi dấu ấn với cuộc khủng hoảng dầu trong giai đoạn 1973 - 1979.

Siêu chu kỳ thứ 4

Siêu chu kỳ thứ 4 bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2015 nhờ quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Trung Quốc nói riêng và khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) nói chung.

Đợt bùng nổ này của hàng hóa có dấu hiệu chậm lại khi cuộc đại khủng hoảng tài chính và khủng hoảng khu vực đồng euro làm chao đảo các thị trường vào năm 2008 và 2011. Mọi thứ dừng lại khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu “hạ nhiệt” vào năm 2015.

Liệu chúng ta có Siêu chu kỳ thứ 5?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng điểm lại một số thông tin dẫn đến chu kỳ tăng giá hàng hóa thời gian gần đây:

Nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy, bất cứ chu kỳ tăng giá hàng hóa nào cũng gắn liền với giá dầu tăng, sự tăng trưởng của sản xuất khiến nền công nghiệp phát triển nhanh chóng

Tại sao lại dẫn đến đợt bùng nổ này? - làn sóng tăng giá

Năm 2019 Thế giới chứng kiến đại dịch mạnh nhất trong lịch sử - Đại dịch Covid - đã cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người trên thế giới, nó làm thay đổi trật tự thế giới...

Mỹ và các quốc gia trên thế giới, Châu Âu đã bơm hàng ngàn tỷ USD để ngăn chặn sự sụp đổ của y tế vì đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó cũng tăng chi tiêu ngân sách cho các dự án xây dựng công trình, cầu đường...nhằm khôi phục kinh tế. Nhiều quốc gia cũng tăng chi tiêu cho lĩnh vực năng lượng nhằm chuyển đổi sang dùng năng lượng tái tạo.

Sự khôi phục không đồng đều của các quốc gia sau dịch đã dẫn đến việc gián đoạn chuỗi cung ứng, tác động mạnh lên ngành vận tải biển, gây tắc nghẽn và gián đoạn nghiêm trọng, đẩy giá cước vận tải biển tăng cao.

Để vượt qua được những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đạt được mục tiêu ổn định việc làm và giá cả, Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã liên tục cắt giảm lãi suất --> khiến cho tiền trở nên rẻ hơn, và dịch chuyển dần vào thị trường chứng khoán, các kênh đầu tư có chứa rủi ro: chứng khoán, Bitcoin, . Chính điều này.

Căng thẳng địa chính trị giữa hai quốc gia khu vực Tây Âu đã thúc đẩy đà tăng của giá dầu, nguồn cung sụt giảm khiến cho loại hàng hóa này trở nên đắt hơn, thêm vào đó sự chênh lệch ngày càng lớn giữa cung và cầu (nguồn cung không theo kịp nhu cầu - hồi phục không đồng đều giữa các nước phát triển) khiến cho giá dầu tăng cao hơn.

Do hiệu ứng chi phí đẩy: giá dầu tăng --> vận tải tăng, vận tại hành khách tăng, kéo theo hiệu ứng lạm phát, gián tiếp đẩy giá hàng hóa tăng.

Các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, khiến giá các loại nông sản, ngũ cốc tăng, giá đường-giá cà phê-giá cao su-giá than đá, vàng... tăng.

Để giải quyết "lạm phát", FED đã có lộ trình tăng lãi suất, và sẽ tăng cho đến khi nào "lạm phát" hạ nhiệt. Đây cũng là bài toán cần được đưa ra để đưa nền kinh tế trở về trạng thái "bình thường mới" sau dịch.

Trở lại với câu hỏi, siêu chu kỳ hàng hóa thứ 5 có diễn ra nữa không? Theo mình thì đây chỉ là giai đoạn ngắn hạn khi các quốc gia đang đối phó và thích ứng dần với dịch, mọi thứ đang "loạn" vì chưa kiểm soát được. Sau thời điểm này, kể từ cuối năm 2022 trở đi, nền kinh tế bình thường mới, sẽ có những quốc gia mạnh ngày càng mạnh lên, và một số quốc gia ngày càng yếu đi do những tổn thương mà Covid19 mang lại.

Vậy sau chu kỳ hàng hóa, chúng ta đầu tư gì?

Mọi thứ quay trở về cơ bản như vốn dĩ nó đã thế...Những doanh nghiệp cơ bản "làm thật-ăn thật", nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, vươn lên và đứng mạnh mẽ. Chọn những doanh nghiệp có điểm số tốt về cơ bản, sẽ nhìn thấy

Ngân hàng quay trở lại với TPB, VIB, TCB, MBB..

Bất động sản quay trở lại với VHM, NLG, KDH, và những DN có quỹ đất tốt, giá thấp ...

Rồi bán lẻ MWG PNJ DGW...

Vật liệu xây dựng: sắt thép HPG NKG

Bất động sản Khu công nghiệp KBC SZC PHR tiếp tục tăng trưởng

...

Nếu những ACE nào chưa có được cơ hội mua gia tăng ngắn hạn với nhóm cổ phiếu theo "sóng chu kỳ hàng hóa", chúng ta đừng nên nản, "cơ hội luôn có". Hãy biết nhận diện cơ hội thay vì chỉ nhìn thấy rủi ro như mọi người đang hướng nhé! Chúc mọi người bình an, sáng suốt, vượt dịch thành công!

Cao Thị Hồng Nhung - CTCP Chứng khoán VNDIRECT - Zalo/SĐT: 0964285799 - Admin team Đầu tư cùng O'Neil

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nhung ONeil Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả