Nhìn lại doanh thu, lợi nhuận của các tập đoàn nhà nước trong "năm COVID-19”
Sau một năm chiến đấu với COVID -19, các doanh nghiệp, công ty nhà nước đã kinh doanh ra sao?
19 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lãi 21.000 tỉ đồng
Tại Hội nghị tổng kết năm 2020,Ủyban Quản lý vốn nhà nướccho biết tổng doanh thu năm 2020 của 19 doanh nghiệp ước đạt 767.844 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 21.068 tỉ đồng. Tổng nộp ngân sách của 17/19 doanh nghiệp ước đạt 56.387 tỉ đồng, bằng 112% so với kế hoạch năm 2020.
Một số doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) cao trong năm 2020 như: Tập đoàn Bưu chính viễn thông (7,8%); Tổng công ty Viễn thông Mobifone (20,3%); Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (8,9%); Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (9,9%).
Một số doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận so với năm 2019 cao như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (tăng 41,73% so với năm 2019); Tập đoàn Bưu chính viễn thông (tăng 5,3% so với năm 2019); Tập đoàn Công nghiệp cao su (tăng 5,1% so với năm 2019).
Năm 2020, giá trị thực hiện đầu tư, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư của tất cả các Tập đoàn, Tổng công ty thấp so với kế hoạch. Nguyên nhân do phải giãn, hoãn tiến độ triển khai, thanh toán các dự án để tập trung nguồn lực ứng phó ảnh hưởng của dịchCOVID-19và các tác động khác.
Tuy chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch về đầu tư phát triển năm 2020, nhưng nhiều dự án đầu tư trọng điểm đã được phê duyệt, triển khai thực hiện, như: Dự án đầu tưCảng hàng không quốc tế Long Thànhvà Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Triển khai thi công Cụm công trình cửa xả dự án thủy điện tích năng Bác Ái; cơ bản hoàn thiện các thủ tục để khởi công đầu năm 2021 dự án NMNĐ Quảng Trạch I (1.200MW), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (480MW); khởi công 180 công trình và hoàn thành 189 công trình lưới điện 110-500kV; hoàn thành vượt tiến độ một số công trình phục vụ giải tỏa công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.
Phát triển thêm gần 3.000 cơ sở hạ tầng xây mới trên toàn mạng, phát sóng bổ sung 4.597 trạm 4G mở rộng vùng phủ sóng di động 3G/4G lên 95% dân số và 90% lãnh thổ; triển khai thử nghiệm kĩ thuật 5G với tốc độ download đạt hơn 2Gbps.
Năm 2021, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cho biết sẽ tiếp tục công việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp, thúc đẩy các Tập đoàn nhà nước chuyển đổi mô hình tăng trưởng đi vào chiều sâu, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo.
Tiếp tục cổ phần hóa
Các quy định liên quan đến hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, nhất là việc xử lý nhà đất, phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn từng được chỉ ra là những vướng mắc kéo chậm các kế hoạch cơ cấu lại, cổ phần hoá, thoái vốn.
Thực tế, năm 2020 dù là thời hạn cuối cùng trong kế hoạch giai đoạn 2016-2020, kết quả thoái vốn và cổ phần hóa lại ở mức thấp kỷ lục. Số liệu từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, các doanh nghiệp đã thoái được 979 tỉ đồng vốn nhà nước, thu về 2.031 tỉ đồng trong năm 2020. Con số trên chỉ bằng chưa đến 1,2% so với tổng số tiền thu về từ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp từ năm 2016.
Tổng giám đốc Nguyễn Chí Thành, chia sẻ với báo chí phải đến tháng 4 hay tháng 5.2021, hoạt động thoái vốn mới thực hiện tiếp. Không kể các đợt chào bán bị hoãn lại những ngày cuối năm vừa qua, thực tế, hoạt động thoái vốn nhà nước thường diễn ra khá ít trong quý đầu năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận