menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Thị Trương

Nhiều quốc gia Eurozone lúng túng vì lạm phát

Những tân binh mới nhất của khu vực đồng euro có thể không hối tiếc với việc gia nhập khối tiền tệ chung, nhưng họ đang đối mặt với một trong những nhược điểm lớn của khối này đó là phụ thuộc vào một chính sách tiền tệ chung.

Lạm phát tăng cao

Rõ ràng là các quốc gia vùng Baltic rất vui mừng khi được gia nhập Liên minh châu Âu và khu vực đồng tiền chung euro bởi những đặc quyền kinh tế và thương mại. Theo Martins Kazaks - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Latvia, việc nước này gia nhập khu vực đồng euro 8 năm trước là một “lợi ích to lớn”.

“Hãy xem ví dụ rất đơn giản về cuộc khủng hoảng năm 2008 và cuộc khủng hoảng năm 2020”, ông nói trong một sự kiện trực tuyến vừa diễn ra mới đây. “Nếu vào thời điểm đó (năm 2008) chúng tôi không có khả năng vay và việc điều chỉnh tài khóa là cực kỳ khó khăn, thì bây giờ đó là một câu chuyện rất khác”.

Tuy nhiên việc phụ thuộc vào một chính sách tiền tệ chung của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khiến các quốc gia tại khu vực Baltic gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát đang có xu hướng tăng cao trong khu vực, thậm chí đã lên mức hai con số tại nhiều quốc gia.

Chẳng hạn tại Estonia, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ là 12,2% vào tháng 12/2021. Một quốc gia Baltic khác là Lithuania cũng đang đối mặt với khó khăn tương tự khi mà dữ liệu vừa được công bố mới đây cho thấy mức tăng giá tại nước này cao hơn gấp đôi so với mức kỷ lục 5% của khu vực đồng tiền chung euro.

Trong khi việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể sẽ không đến sớm khi mà nhà kinh tế trưởng của ECB đã nhắc lại mới đây rằng, việc tăng lãi suất là “rất khó xảy ra” vào năm 2022 vì dự báo cho thấy lạm phát sẽ chậm lại dưới mục tiêu 2% của ECB trong trung hạn.

Điều đó trái ngược với hành động tích cực hơn ở các quốc gia không thuộc khu vực đồng euro, với các ngân hàng trung ương từ Warsaw đến Budapest đã thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát tăng cao.

Martins Abolins - Nhà kinh tế của Citadele Banka ở Riga (thủ đô của Latvia) cho biết, nếu chúng tôi có chính sách tiền tệ của riêng mình, “chúng tôi có thể đang làm những gì Ba Lan đang làm và tăng lãi suất”. Theo nhà kinh tế này, chi phí đi vay đã ở mức “hơi quá thấp” đối với khu vực Baltic trong nhiều năm qua và tỷ trọng tiền lương ngày càng tăng trong tổng sản phẩm quốc nội là một nguyên nhân đáng lo ngại.

Ứng phó thế nào?

Mối quan tâm đó đang diễn ra ở Estonia, nơi chính phủ đang xem xét các động thái để hạ nhiệt lạm phát thông qua chính sách tài khóa. “Nếu chúng ta có một chính sách lãi suất duy nhất trên toàn khu vực đồng euro, thì vai trò của chính sách tài khóa quốc gia là giải quyết những khác biệt”, Bộ trưởng Tài chính Keit Pentus-Rosimannus nói với Bloomberg tháng trước.

Bộ trưởng Tài chính Lithuania Gintare Skaiste cũng đồng tình khi nói trong một cuộc họp báo hôm 12/1 rằng, vấn đề về sự phân hóa kinh tế đã được nêu ra tại các cuộc họp của nhóm đồng euro. “Việc tìm kiếm các chính sách phù hợp với tất cả mọi người là rất khó. Vì vậy, chúng ta nên dựa nhiều hơn vào các biện pháp quốc gia mà các quốc gia có thể thực hiện”, Skaiste nói.

Theo các chuyên gia, tình trạng lạm phát hiện tại của các quốc gia vùng Baltic chỉ là một phiên bản khắc nghiệt hơn của những gì đang xảy ra ở các quốc gia khác trong khu vực đồng euro.

Theo đó, một nửa mức tăng giá của tháng trước ở Estonia đến từ năng lượng, trong đó chi phí điện và khí đốt tự nhiên tăng hơn 120% so với một năm trước đó vào tháng 12/2021. Nhưng hoàn cảnh của họ có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo tại ECB, với việc ngân hàng trung ương ở Tallinn lên tiếng khẩn cấp hơn so với các nhà hoạch định chính sách ở Frankfurt về nguy cơ lạm phát vòng hai.

“Giá năng lượng cao có nghĩa là lạm phát sẽ không giảm trong tương lai gần”, Sulev Pert - nhà kinh tế tại ngân hàng trung ương Estonia cho biết. “Sẽ rất tệ cho nền kinh tế nếu lạm phát tăng đột biến dẫn đến chi phí lao động cao hơn cho các công ty, buộc họ phải điều chỉnh giá của chính mình và do đó gây ra vòng xoáy giá - tiền - lương”, ông cảnh báo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại