24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Doanh Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhiều quốc gia Đông Nam Á cấp tiền mặt cho dân để đối phó lạm phát

Một số quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường phân phối tiền mặt trực tiếp cho các hộ gia đình để giúp họ đối phó với tình trạng giá cả tăng cao.

Được công bố vào ngày 16/02, ngân sách tài chính năm 2024 của Singapore cho thấy chính phủ sẽ cung cấp phiếu mua sắm trị giá 600 đô la Singapore (445 USD) cho mỗi hộ gia đình. Số tiền sẽ được phân bổ thành hai đợt vào tháng 6 và tháng 1 năm sau. Chương trình hỗ trợ này diễn ra sau đợt phát phiếu mua sắm trị giá 500 đô la Singapore vào tháng trước.

Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong nhấn mạnh mối quan ngại của chính phủ về tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao trong bài phát biểu về ngân sách. Ông nói: “Với ngân sách này, tôi sẽ làm nhiều hơn để hỗ trợ các hộ gia đình”. Chương trình này được đưa ra trong bối cảnh công chúng đang kêu gọi hỗ trợ tài chính khi họ gặp nhiều khó khăn hơn do giá cả tăng cao liên tục.

Theo Cục Thống kê Singapore, giá cả tại các trung tâm bán hàng rong hoặc khu ẩm thực nổi tiếng đã tăng 15% trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023. Một cuộc khảo sát cho thấy giá một đĩa cơm gà tăng khoảng 20% trong hai năm qua.

Một số quốc gia khác cũng đang đi theo chính sách phát tiền mặt như vậy.

Chính quyền của Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin có kế hoạch chi 500 tỷ baht (14 tỷ USD) để gửi 10,000 baht qua ví kỹ thuật số cho tất cả người Thái từ 16 tuổi trở lên và đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Trước đây, quốc gia này đã tiến hành các đợt phát tiền mặt quy mô nhỏ hơn, và chương trình lần này sẽ có phạm vi rộng nhất và tốn kém nhất cho đến nay.

Malaysia cũng đang mở rộng chương trình hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, với quy mô lên tới 10 tỷ ringgit (2.1 tỷ USD) trong năm nay từ mức 8 tỷ ringgit vào năm 2023. Còn Philippines sẽ cấp 5,000 peso (89 USD) cho các hộ gia đình có thu nhập từ 23,000 peso trở xuống mỗi tháng.

Tại Indonesia, chính quyền của Tổng thống Joko Widodo hồi tháng 1 đã công bố khoản hỗ trợ tiền mặt hàng tháng 200,000 rupiah (13 USD) cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, Thống đốc ngân hàng trung ương Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput nói với Reuters vào tháng 1 rằng để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn thì không chỉ bằng cách thực hiện các biện pháp kích thích ngắn hạn.

Chuyên gia Makoto Saito thuộc Viện nghiên cứu NLI của Nhật Bản cho rằng gói hỗ trợ của Thái Lan “được kỳ vọng sẽ kích thích nền kinh tế, nhưng sẽ gây bất lợi cho sức khỏe tài chính của nước này”.

Một số quốc gia trong khu vực phải đối mặt với những thách thức tài chính sau khi tăng cường chi tiêu để ứng phó với đại dịch COVID-19. Singapore và Malaysia đang kết hợp chương trình trợ cấp của họ với việc tăng thuế, trong đó Singapore và Malaysia tăng thuế hàng hóa và dịch vụ lên 9% từ mức 8% vào tháng 1, và Malaysia dự kiến tăng thuế dịch vụ lên 8% từ mức 6% trong năm nay.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả