menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Vũ Nga

Nhiều nhà đầu tư chỉ muốn chiếm đất vàng khi cổ phần hoá

Những mảnh "đất vàng" vị trí đắc địa, dễ sinh sôi nảy nở tiền bạc là cơ hội để không ít nhà đầu tư nhăm nhe chiếm lấy khi cổ phần hoá.

Đó là nhận định của PGS - TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, tại Diễn đàn Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước do Tạp chí Tài chính doanh nghiệp phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tổ chức sáng nay, 8.8.

Chuyên gia này cho rằng, thời gian vừa qua, nhiều vụ việc bán vốn nhà nước khi cổ phần hoá cho nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng đã để lại những bài học, như trường hợp cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) - một thương hiệu điện ảnh có tuổi đời gần 60 năm. Nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty vận tải thủy (Vivaso) không hề có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực sản xuất phim.

“Điều đó cho thấy, không ít những nhà đầu tư chiến lược Việt tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước chỉ nhằm mục đích chính là bất động sản và những khu "đất vàng" hơn là nhằm vào thương hiệu hoặc ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp", ông Long nói.

Một hệ luỵ khác, theo PGS - TS Ngô Trí Long, trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát cho nhà nước càng lớn. Không ít lần lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành lên tiếng về những dự án như Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên… bán nhiều lần không ai mua; hoặc không bán được, do còn vướng mắc, tồn đọng chưa được giải quyết.

Trong khi đó, rất nhiều thương hiệu mạnh cổ phần hoá xong lại đi vào tàn lụi. Đơn cử như trường hợp của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico). Năm 2011, đã có đại gia ngoại mua 30% cổ phần của công ty này với giá hơn 200.000 đồng/cổ phiếu. 1 năm trước lên sàn với giá 31.000 đồng/cổ phiếu, đến giờ chỉ còn 12.000 đồng/cổ phiếu và hoàn toàn không có giao dịch. Công ty hoạt động lỗ liên tục từ 2015 đến nay.

Bên cạnh đó, theo ông Long, sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã yếu kém sẽ lại càng yếu kém hơn, và nhà nước sẽ càng khó khăn hơn khi thoái vốn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại