Nhiều cách trục lợi tiền hoàn thuế
Thời gian qua nổi lên các vụ án thành lập doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn lòng vòng, kê khai nâng khống hàng hóa xuất khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Theo ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Thuế, những hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT đã bị ngành Thuế phát hiện với đủ chiêu trò, mánh khóe.
Vòng vèo và tinh vi
Dù cơ quan thuế các cấp đã tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau hoàn thuế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoàn thuế...Tuy nhiên, các hành vi gian lận tiền hoàn thuế ngày càng phức tạp, với các thủ đoạn vô cùng tinh vi.
Điển hình đã có một số trường hợp gian lận trong hoàn thuế diễn ra tại tỉnh Đồng Nai, Lạng Sơn và Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và Lạng Sơn đã ban hành quyết định truy hoàn với tổng số tiền truy hoàn và chậm nộp là: 278,36 tỷ đồng, đồng thời cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra để điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật.
Hay mới đây, vụ án Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức trục lợi gần 400 tỷ đồng từ việc hoàn thuế GTGT tiếp tục làm nóng dư luận khi Bộ Công an đề nghị truy tố 60 bị can, trong đó có 17 bị can là cựu cán bộ Cục Thuế TP. HCM.
Thực tế, mức độ vi phạm ngày càng gia tăng và tinh vi, phức tạp. Các hành vi như: thành lập doanh nghiệp để bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, câu kết với các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nước ngoài để kê khai, khấu trừ thuế GTGT, hạch toán chi phí…, diễn ra khá nghiêm trọng với mức độ ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Phương thức, thủ đoạn thường gặp để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT là thành lập nhiều doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, có trường hợp qua vài chục doanh nghiệp, cho đến khi hóa đơn được hợp pháp hóa, bằng cách mua bán hàng hóa thật, xuất hóa đơn thật.
Tăng cường hậu kiểm
Theo các chuyên gia về thuế, để xảy ra tình trạng như trên là do công tác quản lý vẫn còn nhiều kẽ hở. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, cần sửa đổi bổ sung các điều kiện, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng như vấn đề hậu kiểm đối với doanh nghiệp sau khi thành lập, nâng mức xử phạt để tăng tính răn đe…
Thời gian qua, để thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký; còn nội dung đăng ký như nơi ở, chứng minh nhân dân thật, địa chỉ nơi đặt văn phòng có thực hay không đều chưa được kiểm tra trước và sau đăng ký, việc thực sự bỏ vốn để hoạt động kinh doanh không phải là điều kiện bắt buộc để đăng ký kinh doanh. Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, cần có cơ chế quản lý sau khi cấp phép có hiệu quả nhằm giám sát quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của luật pháp.
“Cơ quan thuế cần tăng cường công tác hậu kiểm, chú ý hóa đơn chứng từ đầu ra, đầu vào nếu có nghi vấn tiến hành kiểm tra xác định hành vi của các đối tượng, xem xét trụ sở, địa điểm kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp doanh nghiệp. Các ngành, địa phương cần phối hợp với cơ quan thuế để có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, bà Nguyễn Thị Cúc đề nghị.
Bài học quốc tế
Cũng trao đổi với DĐDN xung quanh vấn đề này, luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Việt cho biết, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc quản lý và hạn chế gian lận hoàn thuế GTG, có thể là bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc ngăn chặn gian lận khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Cụ thể, luật sư Nguyễn Thành Luân cho rằng, cơ quan chức năng cần làm tốt ba vấn đề.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận