24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Bang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhiệt điện Thái Bình 2 bị “dìm” giá?

Chiều 6/8, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra, trong đó có nội dung về Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo Thanh tra Chính phủ, dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là công trình trọng điểm quốc gia, phải do Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư. Do đó, việc PVN và Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng quy đổi tổng mức đầu tư dự án về mặt bằng giá năm 2006 là 18,495 nghìn tỷ đồng để không trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và kiến nghị Thủ tướng giao Hội đồng quản trị PVN quyết định đầu tư dự án. Điều này là không đúng Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội.

Nhiệt điện Thái Bình 2 bị “dìm” giá?
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Chính vì vậy, khi dự án chưa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Hội đồng quản trị PVN căn cứ Công văn 800/TTg-KTN do Phó Thủ tướng ký để phê duyệt quyết định đầu tư là sai quy định pháp luật.

Về việc chỉ định thầu đối với gói thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, mặc dù chưa xác định các điều kiện để được chỉ định thầu đối với gói thầu EPC dự án theo quy định của pháp luật nhưng PVN đã đề xuất, được Bộ Công Thương đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ủy quyền cho Hội đồng quản trị PVN quyết định việc chỉ định thầu.

Về năng lực nhà thầu, đến thời điểm được chỉ định thầu, PVC chỉ thực hiện xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng, tuyến ống dẫn khí... và thi công một số hạng mục của một số nhà máy nhiệt điện... chưa làm Tổng thầu EPC các dự án lớn tương tự như Thái Bình 2.

Hồ sơ năng lực của PVC chưa đáp ứng hồ sơ yêu cầu để thực hiện gói thầu EPC, nhưng PVN vẫn chỉ định PVC làm tổng thầu EPC. Sau khi ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC, PVC đã thực hiện không đúng cam kết là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dự án chậm tiến độ, phát sinh tăng chi phí, trong đó có chi phí trả lãi tiền vay từ năm 2016 đến 2019 là 81,867 triệu USD.

“Việc chỉ định PVC làm Tổng thầu EPC Dự án như trên là không đúng quy định và Nghị định của Chính phủ. Trách nhiệm thuộc PVN, PVC, Bộ Công thương, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và quyết định chỉ định PVC là Tổng thầu Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2”, Thanh tra kết luận.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC, sau khi PVN có Quyết định ngày 4/10/2016 điều chỉnh Tổng mức đầu tư lần 2 là hơn 41,7 nghìn tỷ đồng. PVN và PVC đã ký Phụ lục bổ sung số 26 ngày 6/7/2017, theo đó giá trị hợp đồng tạm tính trước thuế VAT là 948.644.684 USD và hơn 10,7 nghìn tỷ đồng, tăng 27,708 triệu USD và 4,8 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do điều chỉnh khối lượng, đơn giá thuộc phạm vi Hợp đồng EPC đã ký là không đúng quy định.

Việc PVN điều chỉnh giá gói thầu EPC tăng hơn 5,4 nghìn tỷ đồng là không tuân thủ hợp đồng EPC đã ký, không đúng quy định của Chính phủ, thực hiện không đúng quyết định của Thủ tương Chính phủ. Theo kết quả thẩm tra, thiết kế kỹ thuật dự án thiếu khối lượng, phải bổ sung tăng khối lượng khi thi công dự án với số tiền tăng thêm hơn 4,6 nghìn tỷ đồng.

Trước đó, PVN đã có kiến nghị xem xét giải cứu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang đói vốn, chậm tiến độ. Bình luận về đềnghị này, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương chỉ ra hai điều khó hiểu.

Thứ nhất, tại sao các cơ quan có trách nhiệm lại phát triển nhiều dự án nhà máy nhiệt điện than trong khi xu hướng của thế giới là phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo? Chẳng hạn, 14 dự án nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long, dự án nhiệt điện than tại Thái Bình và một số địa phương khác.
"Những vấn đề này, trong quyết định đưa ra phát triển nhiệt điện, rõ ràng đã không hợp lý. Khi không hợp lý về chủ trương ban đầu thì khâu chọn nhà thầu cũng không hợp lý, vì vậy dẫn đến các trục trặc trong quá trình triển khai dự án", PGS.TS Phạm Tất Thắng đánh giá.
Thứ hai, biết PVC không có kinh nghiệm làm tổng thầu nhà máy nhiệt điện than nhưng tại sao vẫn cứ chọn đơn vị này.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long bình luận, hiện nay nhu cầu điện rất cần, khả năng thiếu điện là có. Nếu không tiếp tục triển khai hoàn thiện dự án mà thanh lý thì tổn thất rất lớn.“Nhưng đầu tư thì cần tính toán hiệu quả dự án. Thêm 2.500 tỷ đồng không vượt quá tổng mức đầu tư được phê duyệt, nhưng nếu có phát sinh thêm thì ai chịu trách nhiệm?”,ông Long lo ngại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả