24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Anh Giang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhiệm kỳ của ông Trump - Bước ngoặt của chính trường thế giới?

Liệu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump có phải là bước ngoặt lớn cho vai trò của nước Mỹ trên thế giới hay chỉ là một “tai nạn” của lịch sử?

Tuy nhiên, về lâu dài, các sử gia sẽ đặt câu hỏi rằng liệu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump có phải là bước ngoặt lớn cho vai trò của nước Mỹ trên thế giới hay chỉ là một “tai nạn” của lịch sử?

Ở giai đoạn này, có lẽ chưa có câu trả lời rõ ràng bởi thế giới đều không biết liệu ông Trump có tái đắc cử hay không.

Nhiệm kỳ lịch sử

Trong cuốn sách Do Morals Matter?, tác giả Joseph Nye đã xếp hạng 14 đời tổng thống từ năm 1945 và hiện ông Trump đang ở thứ hạng cuối bảng. Trong số các tổng thống, đứng đầu bảng là Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người đã chứng kiến sai lầm của chủ nghĩa biệt lập hồi những năm 1930 và đã thiết lập trật tự thế giới tự do sau năm 1945.

Bước ngoặt vào thời điểm đó là quyết định thời hậu chiến của Tổng thống Harry S. Truman, điều đã dẫn tới liên minh lâu đời cho đến hiện nay. Mỹ đã đầu tư tâm huyết vào Kế hoạch Marshall năm 1948, thiết lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949 và dẫn đầu liên minh của Liên hợp quốc chiến đấu tại Triều Tiên năm 1950. Năm 1960, dưới thời chính quyền Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ đã ký một hiệp ước an ninh mới với Nhật Bản.

Trong nhiều năm qua, Mỹ đã có nhiều mâu thuẫn gay gắt - cả trong nội bộ và với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trật tự thể chế tự do tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi cho đến cuộc bầu cử năm 2016, khi ông Trump trở thành ứng cử viên đầu tiên của một chính đảng phản đối trật tự đó.

Ông Trump cũng hoài nghi về sự can thiệp của nước ngoài, và mặc dù cho tăng cường ngân sách quốc phòng, ông ít khi sử dụng lực lượng này. Chủ nghĩa chống can thiệp của ông nhận được sự ủng hộ tương đối, nhưng cách định nghĩa hẹp của ông về các lợi ích của Mỹ và thái độ hoài nghi của ông về các liên minh và định chế đa phương lại không phản ánh ý kiến của đa số.

Kể từ năm 1974, Hội đồng Chicago về Các vấn đề toàn cầu đã đặt câu hỏi với người dân rằng liệu Mỹ có nên đóng vai trò tích cực hay đứng ngoài các vấn đề thế giới.

Gần 1/3 người dân Mỹ theo chủ nghĩa biệt lập, con số này đạt 41% vào năm 2014. Tuy nhiên, trái với quan điểm chung, 64% ủng hộ sự can thiệp tích cực vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 2016 và con số đó tăng lên 70% vào năm 2018.

Trước khi ông Trump nhận nhiệm sở, nhà bình luận Martin Wolf của tờ Financial Times đã mô tả thời khắc đó là “sự chấm dứt của cả giai đoạn kinh tế (giai đoạn toàn cầu hóa do phương Tây lãnh đạo) và giai đoạn địa chính trị mà trong đó trật tự thế giới được duy trì ở trạng thái đơn cực do Mỹ lãnh đạo”.

Nếu như vậy, ông Trump có thể chứng minh ông là một bước ngoặt đối với lịch sử Mỹ và lịch sử thế giới, đặc biệt nếu ông tái đắc cử. Lời kêu gọi tranh cử của ông có thể làm thay đổi chính trị trong nước, nhưng ảnh hưởng của ông với chính trị thế giới có thể mang tính biến đổi.

Hay “tai nạn” lịch sử?

Cuộc tranh luận hiện tại về ông Trump làm sống lại một câu hỏi lâu nay: Liệu các kết quả của lịch sử có phải là sản phẩm của sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo chính trị, hay phần lớn là kết quả của các động lực xã hội và kinh tế ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ ai?

Theo các sử gia, những người lãnh đạo nước Mỹ giống như những người lái bè đang cố gắng lèo lái và né tránh các hòn đá tảng, đôi khi bị lật và đôi khi thành công trong việc hướng tới điểm đến mong muốn.

Lấy ví dụ, Tổng thống John F. Kennedy là người đã đóng vai trò quan trọng ngăn chặn chiến tranh hạt nhân trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba và sau đó ký kết hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân đầu tiên.

Trong các thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các động lực kinh tế đã làm suy yếu Liên bang Xô viết và các hành động của ông Mikhail Gorbachev càng đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô. Tuy nhiên, hoạt động củng cố quốc phòng và kỹ năng đàm phán của Tổng thống Ronald Reagan cùng kỹ năng của Tổng thống George H.W. Bush trong việc kiểm soát các cuộc khủng hoảng đã đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt hòa bình cuộc Chiến tranh Lạnh, với một nước Đức thống nhất gia nhập NATO.

Nói một cách khác, các nhà lãnh đạo và các kỹ năng của họ đóng vai trò quan trọng - điều cũng đồng nghĩa rằng ông Trump không thể bị phủ nhận một cách dễ dàng. Các chiến thuật và kỹ năng tổ chức là những điều rất cần thiết cho các tổng thống Mỹ thành công, nhưng sự nhạy cảm cũng đóng vai trò quan trọng, điều dẫn tới sự tự chủ, tự kiểm soát và hiểu rõ bối cảnh.

Người kế nhiệm ông, cho dù vào năm 2021 hay 2025, sẽ phải đối mặt với một thế giới thay đổi, một phần bởi tính cách và các chính sách khác thường của ông Trump.

Sự thay đổi đó lớn đến đâu sẽ phụ thuộc vào việc liệu ông Trump sẽ đảm nhiệm 1 hay 2 nhiệm kỳ tổng thống. Sau ngày 3/11, thế giới sẽ biết được rằng chúng ta đang ở thời điểm bước ngoặt lịch sử hay là thời điểm kết thúc một “tai nạn” lịch sử.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả