24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bích Lan
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng rất tiềm năng của doanh nghiệp Việt

Chiều tối 10/3, Khoa Kinh tế Quốc tế (Học viện Ngoại giao) tổ chức Tọa đàm Giải mã thị trường Nhật Bản - Cơ hội nào cho xuất khẩu của Việt Nam.

Phát biểu tại Tọa đàm, TS. Lê Hoàng Oanh cho hay, Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quốc gia này cung cấp vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nhật Bản có hệ thống doanh nghiệp FDI rộng lớn, giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

TS. Lê Hoàng Oanh thông tin: "Đất nước này cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Việt Nam. Đơn cử như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)".

Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông-thủy sản, thực phẩm, dệt may, da dày và đổ gỗ từ nước ngoài và Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng đó.

Mới nhất, trong tháng 1/2023, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 91 triệu USD. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Giải mã thị trường Nhật Bản
Toàn cảnh Tọa đàm Giải mã thị trường Nhật Bản - Cơ hội nào cho xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Minh Anh)

Dù vậy, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn có những khó khăn nhất định. Dù là thị trường rất tiềm năng nhưng có tiêu chuẩn khắt khe, hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại cao.

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: Thiếu khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, thiếu thông tin về nhu cầu thị trường, khó khai thác các kênh phân phối của Nhật Bản và khả năng quản lý, tận dụng xuất xứ hàng hóa còn hạn chế.

TS. Lê Hoàng Oanh cho hay, trong giai đoạn năm 2018-2022, nông sản, thủy sản Việt Nam vẫn vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khi thâm nhập thị trường Nhật Bản. Một số vi phạm phổ biến bao gồm: Thành phần có hàm lượng gây hại vượt quá mức cho phép, phát hiện phụ gia không định danh, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, vi phạm tiêu chuẩn tại nơi sản xuất (phơi nhiễm bức xạ).

Thời gian tới, để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng những lợi thế, tiếp tục "phủ sóng" tại thị trường Nhật Bản, TS. Lê Hoàng Oanh nhận thấy, đối với Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, cần tăng cường phổ biến thông tin về thị trường; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất, nuôi trồng theo tiêu chuẩn.

Về phía doanh nghiệp, cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu các ưu đãi thị trường (thuế, hạn ngạch…), tìm hiểu đối tác; chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh (đầu tư, tiếp cận kênh phân phối...); chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất theo tiêu chuẩn nhập khẩu; nâng cao kỹ năng quản lý xuất xứ hàng hóa, quản lý nguyên liệu đầu vào để hưởng ưu đãi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả