menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Uyển Trân

Nhân tố nào khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Nền kinh tế của Trung Quốc được cho là sẽ chậm lại trong thời gian trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu năm 2022 do chính sách cấp tiến “không COVID” và những tham vọng xã hội chủ nghĩa của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ "bóp nghẹt" chi tiêu tư nhân trong nước.

Theo một học giả hiểu rõ lối tư duy của chính phủ Trung Quốc, "chính sách 'không COVID' của Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ được duy trì trong suốt năm 2022 vì Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn kết thúc thành công Đại hội Đảng sau Thế vận hội Bắc Kinh". Điều này sẽ gây áp lực nghiêm trọng cho nền kinh tế”. Các số liệu của chính phủ ngày 17/1 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 8,1% năm 2021 nhờ nhu cầu trong nước phục hồi sau cú sốc COVID-19, đánh dấu sự tăng trưởng lớn trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nền kinh tế chỉ tăng 4% trong giai đoạn từ tháng 10-12/2021 do triển vọng trở nên mờ nhạt giữa lúc có những lo ngại về một làn sóng dịch khác. Ở Tây An, hơn 2.000 người đã bị mắc COVID-19 trong khoảng 1 tháng kể từ đầu tháng 12/2021, khiến chính quyền thành phố buộc phải đóng cửa thành phố trung tâm với 13 triệu dân này kể từ giữa tháng 12/2021.

Tháng 1/2022, trong một báo cáo, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 từ 5,4% xuống còn 5,1% trong bối cảnh đại dịch.

Việc ông Tập Cận Bình đẩy mạnh "thịnh vượng chung" cũng làm dấy lên lo ngại rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ trở thành một thị trường kém hấp dẫn hơn vì mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình có thể đặt gánh nặng lên vai người giàu, để sao cho chính phủ có thể điều chỉnh tình trạng bất bình đẳng kinh tế một cách bắt buộc .

Kenta Maruyama, một nhà kinh tế tại Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ ở Tokyo, cho biết những thay đổi mạnh mẽ về chính sách - được thực hiện nhằm tập trung vào việc phân phối thu nhập - có thể “cản trở tiến bộ công nghệ dựa trên những ý tưởng tự do của khu vực tư nhân”. Các doanh nghiệp lớn và các lãnh đạo doanh nghiệp của Trung Quốc cũng được cho là bị chính quyền trung ương buộc phải thực hiện các động thái có thể góp phần thu hẹp chênh lệch thu nhập, chẳng hạn như quyên góp và hỗ trợ xã hội.

Maruyama nói: “Nếu chính phủ sử dụng sự thịnh vượng chung như một phương tiện đấu tranh quyền lực và tiến lên phía trước theo cách không thể đoán trước, điều đó có thể tạo ra một lực hãm mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Sự thịnh vượng chung là con dao hai lưỡi”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả