24HMONEY đã kiểm duyệt
21/03/2022
Nhận định thị trường và đánh giá nhóm ngành tuần từ 21/3 - 25/3/2022
Thị trường đang có dấu hiệu quay trở lại sau khi giảm đến mức thấp nhất 1437.27 điểm, các nhóm đều hồi phục, đặc biệt tạo đáy được ghi nhận tại nhóm Ngân hàng, Bất động sản. Nhóm hàng hóa: Phân đạm, dầu khí, hóa chất,... đã có sự hồi phục vào cuối tuần. Các yếu tố căng thẳng Nga-Ukraina tiếp tục là tâm điểm của thị trường, giá hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, mng có thể tiếp tục nắm giữ nhóm này.
Thêm vào đó, giai đoạn này gần đến cuối chu kỳ quý I, sóng ngắn hạn có thể xoay quanh kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan, có thể kể đến: Phân đạm, Hóa chất, Bán lẻ,...Với lực cầu gia tăng vào phiên cuối tuần trước, khả năng tuần này sẽ có nhịp tăng lên quanh khu vực 1485 điểm, đà tăng nhẹ không được hỗ trợ bởi dòng tiền.
🌟 Đánh giá nhóm ngành:
- Nhóm Ngân hàng: Một số Ngân hàng đã đặt ra kế hoạch kinh doanh và cổ tức dự kiến 2022 tương đối khả quan. Đã có xác nhận đáy với BID, STB hay VCB, tuy nhiên cá nhân không đánh giá cao nhóm này ở giai đoạn hiện tại. NĐT ngắn hạn nên tiếp tục đứng ngoài và theo dõi đối với Bank, không tham gia mua mới hay mua đuổi.
- Nhóm chứng khoán: Mặc dù tổ chức nước ngoài bán ròng, nhưng giao dịch khối nội vẫn có xu hướng tăng, số lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng trong 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nên chú ý tới những doanh nghiệp chứng khoán có câu chuyện riêng: tăng vốn như VND, VIX - khuyến nghị nên nắm giữ.
- Nhóm Thép: Chính phủ bình ổn giá nguyên vật liệu, nhằm triển khai các gói kích thích kinh tế với quy mô lớn. Nhóm này hiện vẫn đang ở giai đoạn tích lũy, xu hướng tăng chưa rõ ràng. Động lực tăng trưởng chính của nhóm này là việc đẩy mạnh đầu tư công vào lĩnh vực hạ tầng không chỉ tác động trực tiếp mà còn gián tiếp vào tăng trưởng của nhóm này trong giai đoạn tới, nhưng chi phí sản xuất tăng mạnh do ảnh hưởng từ giá nguyên liệu và yếu tố sản xuất đầu vào có thể ảnh hưởng tiêu cực lên biên lợi nhuận gộp của thép. Không lựa chọn giải ngân giai đoạn này, đứng ngoài và theo dõi.
- Nhóm Phân đạm - Hóa chất: Giá hàng hóa vẫn tăng mạnh trong khi tình hình căng thẳng Nga-Ukraina vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các phiên cuối tuần trước, nước ngoài quay lại mua ròng. Tiếp tục nắm giữ trong danh mục được với DPM, DCM, CSV, DGC - chờ bán ở những phiên tăng mạnh.
- Nhóm Dầu khí: Trong bối cảnh căng thẳng vẫn leo thang, NĐT có thể kỳ vọng giá hàng hóa tăng trở lại, tuy nhiên, mức độ tăng sẽ trồi sụt, cảnh báo bán với nhóm này, giá dầu có thể dao động quanh ngưỡng 105-110, do đó để tiệm cận vùng đỉnh khá khó khăn. NĐT nào vẫn còn nắm giữ nhóm này, nên canh BÁN khi gia tăng mạnh
- Nhóm vận tải biển: tình trạng ùn tắc tại cảng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngắn hạn tiếp tục kỳ vọng đà tăng trở lại của nhóm này, dự kiến tình trạng ùn tắc có thể kéo dài đến quý II/2022. Nắm giữ với HAH, GMD, VSC,
- Nhóm Xuất khẩu:
+ Dệt may: Nhu cầu đơn hàng vẫn tiếp tục gia tăng, nhiều đơn vị dệt may kín đơn hàng từ nay cho tới hết quý II, tuy nhiên xu hướng ngắn hạn, dòng tiền đang không tham gia nhóm này. NĐT nên đứng ngoài theo dõi.
+ Thủy sản: Nhu cầu tăng --> giá tăng, tuy nhiên mức tăng đã phản ánh vào giá. Nên thận trọng khi nắm giữ nhóm này, nên nắm giữ và theo dõi đối với VHC, FMC, không thực hiện mua mới.
+ Xuất khẩu gỗ: bám theo xu hướng tăng giá hàng hóa, giá gỗ nguyên liệu vẫn đang tăng mạnh, xuất khẩu gỗ hưởng lợi trong quý I/2022, nắm giữ với PTB.
- Nhóm bất động sản: các gói kích thích kinh tế quy mô lớn và các dự án hạ tầng được đẩy mạnh triển khai đều hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, tâm lý “mua nhà, mua đất để tránh lạm phát” của người dân cũng sẽ thúc đẩy giao dịch sôi động hơn. Tuy nhiên, đa số các CP BĐS đã tăng giá mạnh trong năm 2021, định giá hiện tại đã không rẻ, đặc biệt là nhóm CP tăng nóng, đẩy định giá cao hơn giá trị thực. Cơ hội vẫn còn với các DN bất động sản có quỹ đất sạch, pháp lý rõ ràng như NLG, KDH, HDG nhưng dòng tiền ngắn hạn đang không ủng hộ.
- Nhóm đầu tư công: Các gói hỗ trợ kinh tế được kỳ vọng sẽ giải ngân trong tháng 3, nhóm đầu tư công được hưởng lợi trực tiếp, nắm giữ với CP: FCN, PLC, C4G, HTN
- Nhóm bán lẻ: Quý I thường là mùa mua sắm và các chương trình tăng sức hút của các đơn vị bán lẻ, khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong quý I thường cao, chú ý nắm giữ với FRT, DGW, PET.
- Nhóm hàng không: Số lượng chuyến bay, du khách hàng hóa được phục hồi sau dịch. Chính phủ mở cửa du lịch, các gói vé rẻ thu hút lượng lớn khách tham gia, nắm giữ đối với VJC
- Nhóm năng lượng, dịch vụ cơ bản: Thị trường có xu hướng không rõ ràng, nhiều NĐT có xu hướng tìm nhóm CP tránh bão, phòng ngừa rủi ro, đối với nhóm này, nắm giữ được với REE, BCG, TDM, BWE.
Chúc nhà đầu tư một tuần tốt lành! 😀
Bình luận