Nhận định thị trường chứng khoán cuối năm 2022
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm 21% trong 6 tháng đầu năm 2022 do lo ngại về lãi suất cao hơn và rủi ro giảm lợi nhuận. Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index duy trì xu hướng tăng trong quý 1/2022 nhưng cũng đã điều chỉnh mạnh trong quý 2/2022, gần như tương đồng với thị trường quốc tế, khoảng hơn 20%.
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Xu hướng tăng của lãi suất tại Việt Nam sẽ có quy mô nhỏ hơn so với lãi suất bằng USD. Do đó, VN-Index đã điều chỉnh cao hơn mức rủi ro giảm dự báo lợi nhuận.
2. DỰ BÁO MỤC TIÊU TƯƠNG LAI
Điều chỉnh giảm mục tiêu của chỉ số VN-Index đến giữa 2023 là 1.700 điểm, dẫn tới dự phóng cuối năm 2022 là 1.450 điểm và điều chỉnh mục tiêu chỉ số chính của TTCK Việt Nam vào cuối năm 2023 từ 1.900 điểm xuống 1.800 điểm.
Mục tiêu chỉ số năm 2022 và 2023 tương ứng P/E trượt lần lượt là 13 lần và 13,9 lần (so với mức trung bình là 15,6 lần kể từ cuối năm 2013) và P/E dự phóng 12 tháng tương ứng là 11,2 lần và 12 lần (so với mức trung bình là 13,9 lần kể từ cuối năm 2013). Do đó, dự báo lợi nhuận năm 2022 sẽ cần phải giảm 17%.
Dự báo lợi nhuận năm 2023 và 2024 cũng sẽ phải giảm tương ứng 20% và 14% để đưa P/E dự phóng 12 tháng ở mức mục tiêu lên mức trung bình kể từ cuối năm 2013 là 13,9 lần.
3. TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thứ nhất, giá dầu thô, lạm phát và lãi suất cao hơn.
Giá dầu thô sẽ giảm trong nửa cuối 2022 và 2023 => Nếu giá dầu thô tăng cao hơn, điều này có thể khiến lạm phát tăng cao hơn, làm giảm thu nhập của các hộ gia đình và tăng chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Lạm phát cao hơn cũng có thể khiến NHNN phải thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất cao hơn hoặc hạn chế hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng; mặt khác cũng tạo thêm các thách thức về thương mại của Việt Nam và áp lực lên cán cân thương mại.
Thứ hai, tăng trưởng toàn cầu chững lại.
Nếu tốc độ tăng trưởng chững lại cao hơn dự kiến, cụ thể là ở Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thì xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Việt Nam có thể thấp hơn, dẫn đến thị trường lao động và tiêu dùng yếu hơn. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu kéo dài, nhu cầu đầu tư mới còn có thể giảm và Việt Nam có thể ghi nhận vốn FDI đăng ký thấp hơn và tương ứng là vốn FDI giải ngân thấp hơn trong những năm tới.
Vậy với những tác động trên thì NĐT cần tìm cho mình những chiến lược, phương pháp đầu tư như thế nào? Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề này
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận